Phải chăng khả năng chơi guitar của chúng ta đã “ngủ”?

21/11/2018 | 10:14 GMT+7

Từ khi xuất hiện cây đàn keyboard kỹ thuật số tiên tiến (quen gọi là organ), cây đàn guitar lùi dần dần vào sự vắng bóng. Ít còn ai chơi, ai bán, ai biểu diễn… Và đến nay khả năng chơi guitar của quảng đại chúng ta có thể nói là lặng lắm...

Với một đàn keyboard, người chơi có thể thay thế cho một dàn nhạc. Chất lượng nhạc nền bao giờ cũng chuẩn. Người chơi chỉ bấm thay đổi hợp âm (accord), còn phần giai điệu (melody) thì tùy người chơi trung bình hay đẳng cấp. Có những nhạc công hoàn toàn “mù chữ” (không biết nhạc lý, không đọc được chữ nhạc (note), không bấm đàn đúng cách vẫn được gọi là một nhạc công lẫy lừng vì chơi nghe hiệu quả. Từ đó, không ít nhạc công ít hoặc không quan tâm đến việc học, trau dồi nhạc lý!?

Một trường học, một cơ quan cấp tỉnh, nếu có tổ chức một hội thi lớn về ca múa cho phong trào văn nghệ thường thì thuê một “nhạc công” organ là xong, đơn vị chủ quản không bận tâm về người biết chơi đàn, hiểu nhạc.

Dần dần phong trào văn nghệ tự biểu diễn mai một. Người biết sử dụng guitar không còn hứng thú tập luyện. Sự phát triển năng khiếu guitar đi vào chỗ bình lặng. Việc cảm thụ âm nhạc nói chung nghèo nàn!

Những người có trách nhiệm (trong trường học, cơ quan, ngành văn hóa thông tin) có suy nghĩ đến vấn đề này!?

Các cơ quan, trường học, bệnh viện ta thấy hiếm có người biết chơi guitar, hiếm hoi những quán có chơi guitar “mộc”. Ở Vị Thanh có một quán, tồn tại không lâu; ở thị xã Ngã Bảy có khá hơn đôi chút. Sự tồn tại của các chỗ ấy (thường gọi là ascoutic) có lẽ phải gắn liền với doanh thu của quán nước nơi ấy.

Khi nào quê mình có những cửa hàng bán guitar mọc lên?

Ngành chức năng có những tác động gì?!

QUANG THÔNG

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>