Cố gắng đạt mục tiêu Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị đề ra

25/07/2018 | 09:32 GMT+7

(HG) - Để đạt được mục tiêu Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, đặt ra là phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN và mới đây nhất là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng độ bao phủ BHYT đến năm 2020 phải đạt 90% dân số, thì vẫn còn khoảng cách đầy khó khăn đối với ngành BHXH nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung. Trong đó, giải pháp trước mắt là nhanh chóng xóa bỏ những điểm hạn chế, bất cập hiện nay. Những hạn chế được đưa ra đó là diện bao phủ BHXH còn thấp so với tiềm năng (cả nước mới có khoảng 25,8% lực lượng lao động tham gia BHXH, 22% tham gia BHTN). Một số tỉnh, nhất là vùng Tây Nam bộ có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp so với mặt bằng chung cả nước. Mặt khác, hệ thống chính sách pháp luật về BHXH, BHYT còn một số hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa đồng bộ với các chính sách khác. Quỹ BHXH chưa được đầu tư đa dạng, chưa tận dụng khả năng sinh lời. Tình trạng nợ, trốn BHXH, BHYT xảy ra ở nhiều địa phương. Số doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm còn nhiều, số nợ đọng cao nhưng chưa có biện pháp thu hồi, xử lý thích đáng...

Theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, để khắc phục những điều đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phải được tiến hành thường xuyên, chủ động và kịp thời làm thay đổi nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người dân khi tham gia BHXH, BHYT. Ngoài ra, phải phát triển hệ thống BHXH đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm. Việc đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống BHXH phải theo hướng phục vụ nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi và sự hài lòng của đơn vị, người tham gia...

Theo BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>