Mức đóng bảo hiểm y tế

12/09/2017 | 05:39 GMT+7

(HG) - Từ ngày 1/7/2017, mức lương cơ sở tăng từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng theo Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, điều này đồng nghĩa với mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ tăng theo mức lương cơ sở. Do đó, nếu tham gia BHYT ngay từ bây giờ, người dân sẽ được lợi nhiều hơn so với tham gia BHYT sau ngày 1/7/2017.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 tại Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế và Bộ Tài chính: “Số tiền đóng của người tham gia và hỗ trợ của ngân sách nhà nước được xác định theo mức đóng BHYT và mức lương cơ sở tại thời điểm đóng BHYT”. Do vậy, mức đóng BHYT sẽ tăng theo mức lương cơ sở.  Chẳng hạn, nếu hộ gia đình có 5 người, tham gia trước ngày 1/7/2017 thì tổng số tiền phải đóng trong 1 năm là 2.090.880 đồng (mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng); sau ngày 1/7/2017 thì tổng số tiền phải đóng trong 1 năm là 2.246.400 đồng (mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng). Mức đóng cụ thể của từng thành viên như sau:

Thêm vào đó, Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC cũng nêu rõ “Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT”. Như vậy, nếu tham gia BHYT trước thời điểm mức lương cơ sở tăng, người dân sẽ không phải đóng thêm phần tiền chênh lệch này.

Cùng với việc tăng mức đóng BHYT thì từ 1/6/2017, Bộ Y tế sẽ thực hiện tăng giá viện phí đối với người chưa có thẻ BHYT. Do đó, người dân nên tham gia BHYT ngay từ bây giờ để giảm bớt chi phí mua thẻ BHYT cũng như chi phí khám, chữa bệnh khi không may mắc bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo phải điều trị với chi phí lớn.

MỸ NGOAN

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>
Liên kết hữu ích