Đề cương nội dung chính 12 chủ đề thi viết tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”

05/07/2017 | 08:30 GMT+7

(Tiếp theo)

7. Những kinh nghiệm quý báu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Mục đích: Làm rõ những bài học  kinh nghiệm chủ yếu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Yêu cầu: Bài dự thi phải nêu và phân tích được những kinh nghiệm chủ yếu:

Thứ nhất, phải xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Thứ hai, phải xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là cụ thể hóa hệ thống quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ quốc gia và quốc tế trong điều kiện cụ thể của hai nước để hướng dẫn hoạt động của Đảng, của hệ thống chính trị và quân, dân hai nước Việt Nam, Lào nhằm đạt tới mục tiêu cách mạng do hai bên xác lập.

Thứ ba, tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Thứ tư, khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

8. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

Mục đích: Làm rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

Yêu cầu: Bài dự thi phải chuyển tải được các nội dung:

- Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước; là quy luật tồn tại và phát triển của cả hai nước ở hiện tại và tương lai.

- Gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chính là gìn giữ thành quả cách mạng mà biết bao thế hệ quân dân hai nước đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của hai nước; gìn giữ truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nhân dân hai nước được lưu truyền qua nhiều thế hệ; gìn giữ công cuộc xây dựng đất nước và cuộc sống ấm no mà nhân dân hai nước đang thụ hưởng.

- Gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là mong muốn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước vì sự phát triển bền vững; là góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động hòng xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc.

- Đối với thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của hai nước, gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, nó gắn liền và quyết định tới mọi thành công của mỗi người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của thế hệ trẻ.

9. Những cảm nhận về nền văn hóa, về đất nước và con người Lào.

Mục đích: Nêu lên những cảm nhận của mình đối với nền văn hóa, về đất nước và con người Lào.

Yêu cầu:

- Về nền văn hóa:

+ Lào có nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, không ngừng bồi tụ, phát triển theo thời gian; rất phong phú và đa dạng.

+ Văn hóa Lào nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên mang những đặc trưng chung của văn hóa Đông Nam Á.

+ Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á nhưng văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt, đó là bản sắc văn hóa của dân tộc Lào.

Về văn hóa vật chất của người Lào.

Về văn hóa tinh thần của người Lào.

- Về đất nước:

+ Đất nước Lào có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Đông Dương và Đông Nam Á.

+ Lào là một đất nước thanh bình, thiên nhiên hùng vĩ, giàu tài nguyên.

+ Đất nước Lào có truyền thống lịch sử lâu đời, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh dũng kiên cường.

- Về con người:

+ Nhân dân Lào cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi.

+ Có tinh thần vươn lên khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất cũng như chống giặc ngoại xâm.

+ Có tinh thần cố kết dân tộc cao và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, đặc biệt với nhân dân Việt Nam.

Bài dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, với dung lượng từ tối đa 5.000 từ (khoảng 10 trang giấy A4). Khuyến khích đánh máy trên giấy A4, cỡ chữ 14, font chữ Time New Roman. Có thể sử dụng hình ảnh để minh họa phong phú thêm bài viết (ghi rõ nguồn, tên tác giả của ảnh).

Ban Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” năm 2017, thông báo các huyện, thị, thành và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy sau khi phát động, nhận bài dự thi, chấm các bài dự thi tại đơn vị mình, lựa chọn 15 bài thi viết đạt giải cao gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh để Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh chấm và trao giải. Hạn cuối cùng nhận bài là ngày 15-8-2017.

 

(Còn tiếp)

Theo TUYENGIAO.VN

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>