Trả lời kiến nghị của cử tri

10/11/2017 | 08:38 GMT+7

Cử tri kiến nghị:

Hiện nay, nhiều loại hóa chất độc hại, chất cấm sử dụng được người dân sử dụng tẩm ướp các loại thực phẩm được bày bán khá phổ biến trên thị trường nhưng chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cần có giải pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ các loại hóa chất, chất cấm sử dụng; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tình trạng nhập khẩu hóa chất, chất độc hại vào nước ta.

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành liên quan có giải pháp hạn chế nhập khẩu nông sản, các sản phẩm thịt từ nước ngoài để kích cầu tiêu thụ nông sản, các sản phẩm thịt trong nước nhằm giảm bớt khó khăn cho người nuôi, trồng.

Cử tri kiến nghị Trung ương có giải pháp kích cầu tiêu thụ nông sản trong nước.

Bộ Công thương trả lời:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác đấu tranh ngăn chặn hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng hóa chất độc hại, chất cấm sử dụng được người dân sử dụng tẩm ướp các loại thực phẩm bày bán trên thị trường chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đối với hóa chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, thú y, thủy sản, cây trồng,... Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản pháp lý về danh mục các hóa chất cấm và điều kiện đối với các hóa chất này (danh mục phụ gia và hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm; danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thú y, thủy sản). Như vậy có thể thấy rằng, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý hóa chất đã được các bộ chức năng xây dựng tương đối đầy đủ và đồng bộ, trong đó đã xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp Trung ương, địa phương và cơ chế phối hợp trong quản lý việc kinh doanh, sử dụng các loại hóa chất.

Thời gian qua, để tăng cường quản lý chặt chẽ nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như: Chỉ thị số 13 ngày 9-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 15 ngày 24-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Kế hoạch số 01 ngày 26-1-2016 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; Kế hoạch số 02 ngày 22-3-2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2017...

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ ngành và lực lượng chức năng đã xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm và đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó có thể nhận thấy như sau:

+ Năm 2016, các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý 211.559 vụ việc vi phạm về hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm... (tăng 2,55% so năm 2015), thu nộp ngân sách nhà nước trên 18.000 tỉ đồng (tăng 33,5% so với năm 2015), khởi tố 1.560 vụ đối với 1.863 đối tượng;

+ Sáu tháng đầu năm 2017, các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý 88.564 vụ việc vi phạm về hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm...; thu nộp ngân sách nhà nước gần 8.000 tỉ đồng (tăng 40,4%o so với cùng kỳ năm 2016), khởi tố 1.189 vụ đối với 1.372 đối tượng.

Trong thời gian tới, để xử lý triệt để và có hiệu quả hơn tình trạng này, Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong đó xác định những nội dung trọng tâm là:

+ Chỉ đạo thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, triệt để các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

+ Chỉ đạo các bộ ngành, địa phương, các lực lượng chức năng tích cực chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

+ Chỉ đạo các lực lượng chức năng, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng, Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả ngay từ tuyến biên giới đường biển và đường bộ; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch để rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiễn.

+ Tiếp tục chỉ đạo rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm tính khả thi và theo sát với tình hình thực tế; tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ.

+ Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của công chức thực thi; khen thưởng, động viên, nêu gương kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu.

+ Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, cơ quan chức năng và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho mọi đối tượng, biến nhận thức về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thành ý thức tự giác thường trực và hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân.

- Đối với nội dung kiến nghị thứ hai: Để kiểm soát việc nhập khẩu nông sản, thực phẩm nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho bà con nông dân cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan liên quan, cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh biên giới thực hiện một số giải pháp như:

+ Theo dõi sát, phát hiện kịp thời hiện tượng gia tăng nhập khẩu đột biến nông sản, thực phẩm để nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (thuế chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật) nhằm bảo vệ chính đáng sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

+ Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển qua biên giới, tránh buôn lậu, gian lận thương mại;

+ Tăng cường các biện pháp kiểm tra xuất xứ hàng hóa, hàng rào kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, kiểm dịch... đối với sản phẩm nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam;

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>