Trả lời kiến nghị của cử tri

22/12/2017 | 05:32 GMT+7

Cử tri kiến nghị:

Cử tri phản ánh hiện nay việc quản lý giá và niêm yết giá bán các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp chưa bảo đảm công khai, minh bạch và chưa được kiểm soát thường xuyên dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại cho người tiêu dùng. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra và có biện pháp chấn chỉnh.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện niêm yết giá rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Bộ Tài chính trả lời:

Để tạo môi trường pháp lý về quản lý giá đối với các hàng hóa, dịch vụ nói chung, các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp nói riêng, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội hoặc ban hành theo thẩm quyền Luật, các Nghị định, Thông tư như: Luật Giá, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Giá, Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Giá, Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BTC...

Về quy định niêm yết giá bán đối với các hàng hóa, dịch vụ tại Điều 6, Luật Giá quy định: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật, cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác”. Đồng thời, tại Điều 18, Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá quy định cách thức niêm yết “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo cách thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết”. Theo đó, quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện niêm yết giá khi bán hàng hóa trên thị trường nói chung, các mặt hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp nói riêng.

Năm 2017, Chính phủ, Bộ Tài chính đã tăng cường chỉ đạo và triển khai quyết liệt công tác quản lý, bình ổn thị trường giá cả. Trong đó, ngay từ những ngày đầu năm 2017, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 69/QĐ-BTC ngày 8/1/2016 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính, trong đó chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ nhằm tăng cường công tác quản lý giá góp phần bình ổn thị trường, giá cả, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 17/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC ngày 19/12/2016 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; chỉ đạo Sở Tài chính các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn biến cung, cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng trước, trong và sau tết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá. Nhờ các biện pháp đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương nên trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và 8 tháng đầu năm 2017 cơ bản cung, cầu hàng hóa được giữ ổn định.

Mặt khác, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>