Nhà sáng chế miệt vườn và cây kéo cắt tỉa cành cây đa năng
Ông Lê Phước Lộc trình diễn cách sử dụng kéo cắt tỉa đa năng. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)
Ở Tiền Giang, ông Lê Phước Lộc, sinh năm 1957, tại xã An Hữu (huyện Cái Bè) được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến “nhà sáng chế miệt vườn.”
Ông là tác giả của chiếc kéo cắt tỉa cành cây đa năng, đắc dụng đối với bà con vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản.
Sáng chế này đã được Bộ Công Thương công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Hiện nay, sáng chế này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và đang bán rộng rãi trên cả nước, được các nhà vườn rất ưa chuộng.
Chiếc kéo cắt tỉa đa năng có kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả, có nhiều kích cỡ khác nhau. Chiếc kéo này có khả năng hỗ trợ thu hoạch trái cây ở trên cao, cắt tỉa cành nhánh vô hiệu xa ngoài tầm tay với.
Đối với việc cắt tỉa cành nhánh vô hiệu, kéo có thể cắt tỉa cành đường kính 10 mm, cắt tỉa trái cây có múi như cam, bưởi... bị dị tật, không hiệu quả, để tập trung cho những trái tốt, chất lượng.
Đối với khâu thu hoạch trái trên cao, nông dân chỉ cần gắn thêm một cái vợt hứng trái vào đầu kéo cắt tỉa, phía dưới lưỡi cắt.
Khi cắt, đưa kéo lên cuống trái, tay phải bóp cần kéo truyền động lên lưỡi kéo cắt sắc gọn, trái rơi vào vợt hứng rất êm ái, không trầy xước...
Kéo có thể dùng để thu hoạch hầu hết các loại trái cây chủ lực trong nước như: Mãng cầu, cam, vải, nhãn, bưởi, chôm chôm, hồng xiêm, bơ…
Đối với những quả to như bưởi, dừa, có thể không cần dùng vợt hứng mà kéo vừa cắt và kẹp chặt cuống trái đưa xuống rất nhẹ nhàng, tiện dụng.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, nhà vườn ở huyện Cai Lậy là một trong những khách hàng ưa chuộng chiếc kéo cắt tỉa đa năng do “nhà sáng chế miệt vườn” Lê Phước Lộc sản xuất ra.
Ông Hiếu có 2.000m2 đất trồng chuyên canh mít Thái siêu sớm. Do giống mít này năng suất cao, quả đậu dày nên rất cần cắt tỉa bớt cành nhánh, vô hiệu cũng như tỉa thưa trái non, để lại trên cành trái to, đẹp, giúp cây sung mãn, kéo dài tuổi thọ.
Ông Hiếu mua ba chiếc kéo cắt tỉa đa năng có độ dài khác nhau nhằm tỉa thưa trái non và tỉa cành vô hiệu ở những độ cao thấp phù hợp.
Ông Hiếu cho biết, nhờ có chiếc kéo cắt tỉa đa năng, công việc tỉa thưa trái và cắt bỏ cành vô hiệu rất thuận lợi, dễ dàng.
Vườn cây sung mãn, cho năng suất cao. Năm 2017, ông thu khoảng 6 tấn quả, bán giá bình quân 30.000 đồng/kg, thu 180 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 130 triệu đồng. Nhờ vườn mít, gia đình ông trở nên giàu có ở vùng nông thôn Cai Lậy.
Kỹ sư Phạm Việt Hồng, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang đánh giá cao chiếc kéo cắt tỉa đa năng do ông Lê Phước Lộc sáng chế.
Ông Hồng cho rằng, đây là dụng cụ hết sức hữu ích đối với nhà vườn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nói về sản phẩm độc đáo, hữu ích và cần thiết đối với nhà vườn của mình, ông Lê Phước Lộc bộc bạch, ông có vườn trồng chuyên canh bưởi nên rất trăn trở đối với việc cơ giới hóa trong cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, vừa để giải phóng sức lao động cho nông dân vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản nói chung và trái cây Tiền Giang nói riêng.
Sẵn có niềm đam mê cơ khí, thích tìm tòi, học hỏi nên ông đã sáng chế chiếc kéo cắt tỉa đa năng giúp nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao hiệu quả thâm canh vườn cây ăn trái.
Để có sản phẩm chất lượng, độc đáo, được tín nhiệm, ông đã trải qua nhiều năm nghiên cứu, sáng chế, cải tiến, khắc phục nhược điểm để hoàn thiện chiếc kéo cắt tỉa đa năng kể trên.
Hiện nay, trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất kéo cắt tỉa đa năng của ông Lê Phước Lộc sản xuất và cung ứng thị trường trong nước khoảng 20.000 chiếc kéo. Người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng sản phẩm kéo cắt tỉa đa năng này.
Bán với giá bình quân 200.000 đồng/chiếc, mỗi năm cơ sở của ông thu về khoảng 4 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ sở sản xuất kéo cắt tỉa đa năng của ông còn giúp giải quyết việc làm cho trên 20 lao động nông thôn với thu nhập ổn định.
Việc làm hữu ích của ông Lê Phước Lộc rất đáng biểu dương, qua đó kích thích niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2019: Dự kiến thanh, kiểm tra 8.187 cơ sở về an toàn thực phẩm
Thực hư thông tin hai học sinh lớp 9 ở Đắk Lắk mất tích bí ẩn
Mô hình tương trợ người nghèo
- Cần tiếp tục tuyên truyền việc rà soát cơ sở dữ liệu kiều bào, công dân đang cư trú nước ngoài
- Sẽ thu hồi chủ trương đầu tư dự án nuôi trồng thủy sản
- Tàu ngầm Type 218SG đầu tiên của Singapore được hạ thủy
- Tổng thống Nga công bố Thông điệp Liên bang năm 2019
- Triệu tập thanh niên ném chai nước vào kính ôtô trên cao tốc
- Tăng cường công tác phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay
- Xôn xao vụ vỡ hụi hàng chục tỉ đồng
- Thị xã Ngã Bảy: Nhiều học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa
- Phim “Lời nguyền”: Nội dung lôi cuốn, diễn viên nhập vai...
- Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hậu Giang: Chi trả hơn 1 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng gặp rủi ro
- Đưa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào cuộc sống
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- Di tích Chìa Khóm
- Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu có sai phạm ?
- Quan tâm chăm lo hơn nữa đời sống nhân dân
- Thẩm định ĐTM, xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho 7 dự án
Dấu ấn Hậu Giang ngày ấy - bây giờ
Tăng cường kiểm tra các cơ sở giết mổ
Nhộn nhịp hoa xuân
Hoạt động ý nghĩa của Chủ tịch Quốc hội tại Hậu Giang
Cuộc sống bình dị trên nhà giàn DK1
Kết thúc chuyến thăm và chúc tết nhiều đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân ở các tỉnh biên giới
Xuân về trên nhà giàn DK1
Thiêng liêng lễ tưởng niệm giữa trùng khơi