QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CAO TUỔI, LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT, LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC

10/06/2021 | 09:12 GMT+7

I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CAO TUỔI, LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT, LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC

1. Quy định về An toàn lao động đối với người lao động cao tuổi

Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. (Tại khoản 2, Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019).

Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. (Tại khoản 3, Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019).

Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. (Tại khoản 3, Điều 149 Bộ luật Lao động năm 2019).

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. (Tại khoản 4, Điều 149 Bộ luật Lao động năm 2019).

2. Quy định về An toàn lao động đối với người lao động là người khuyết tật

Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật. (Tại khoản 1, Điều 159 Bộ luật Lao động năm 2019).

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ. (Tại khoản 2, Điều 159 Bộ luật Lao động năm 2019).

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật, quy định tại Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019:

- Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

- Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

3. Quy định về An toàn lao động đối với người lao động là người giúp việc gia đình

Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình trong việc thực hiện công tác An toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 164 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau: Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

4. Quy định về An toàn lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không được quy định tại Điều 166 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, hàng hải, hàng không được áp dụng một số chế độ phù hợp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; hợp đồng lao động; tiền lương, tiền thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Chính phủ.

II. DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Thông tư số: 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các Quyết định, Thông tư sau hết hiệu lực thi hành:

Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thời gian người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo các Quyết định, Thông tư bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực.

DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

(Kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>
Liên kết hữu ích