Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư pháp

02/01/2018 | 09:12 GMT+7

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tư pháp vừa qua, Bộ Tư pháp xác định những nhiệm vụ và giải pháp đột phá, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. 

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tổng kết ngành tư pháp tại điểm cầu Hậu Giang.

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp

Ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, đưa ra: Tham mưu cho Chính phủ xây dựng, tổ chưc thực hiện tốt chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, 2019, trong đó trọng tâm là các dự án luật cần sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa các nghị quyết, chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện tốt công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản, dự án, dự thao văn bản quy phạm pháp luật, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua. Hoàn thành vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ về thi hành án dân sự năm 2018, giảm ít nhất 3% số việc và tiền có điều kiện thi hành chuyển sang kỳ sau so với năm 2017. Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, thực hiện chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp; tang cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là vụ việc phức tạp, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải cách hành chính, đổi mơi công tác quản lý chỉ đạo, điều hành, lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động của bộ, ngành tư pháp…

Tăng cường công tác xử lý văn bản trái pháp luật

Ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, cho biết: Tập trung nguồn lực để thực hiện kiểm tra kịp thời các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, trong đó cần làm tốt các việc: Thực hiện các biện pháp để thu thập, quản lý đầy đủ, chính xác, cập nhật văn bản thuộc đối tượng kiểm tra. Xác định lĩnh vực trọng tâm ưu tiên kiểm tra văn bản gắn với giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ ve thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung vào các lĩnh vực như: Bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế thị trường, hỗ trợ khởi nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tuân thủ điều ước quốc tế để thúc đẩy tiến trình hội nhập... Thực hiện các biện pháp tăng cường hiệu quả xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật, trong đó kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý văn bản trái pháp luật, nhất là những trường hợp nội dung văn bản trái pháp luật xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, xã hội. Theo dõi sát, đôn đốc quyết liệt việc xử lý văn bản trái pháp luật. Thực hiện tốt công tác phối hợp, bảo đảm gắn kết chặt chẽ công tác kiểm tra văn bản với công tác soạn thảo, thẩm định văn bản, kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, tạo sự đồng bộ trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật, góp phần tăng cường năng lực phản ứng chính sách, nhất là những tình huống văn bản sai có tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội.

Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật

Theo ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp: Theo dõi thi hành pháp luật cần phải được đặt trong tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và bối cảnh Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Vì vậy, cần có giải pháp đột phá về tổ chức, hoạt động của công tac theo dõi thi hành pháp luật; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác theo dõi thi hành pháp luật; tạo các điều kiện cơ bản và đầy đủ cho việc tiếp tục xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cho đội ngũ những người làm công tác theo dõi thi hành pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương. Tiếp tục thể chế hóa Nghị quyết số 48 ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 01 ngày 4/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị. Rà soát, đánh giá toàn diện các quy định của pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật, từ đó tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế pháp luật trong tổ chức và hoạt động theo dõi thi hành pháp luật nhằm xác định rõ ràng, cụ thể phạm vi, đối tượng, nội dung, phương thức theo dõi cũng như trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành và địa phương trong công tác theo dõi thi hành pháp luật; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành của các cơ quan ngoài hệ thống hành pháp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của UBND các cấp thực hiện tốt công việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật.

PHI YẾN lược ghi

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>