Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xử lý nợ xấu

18/09/2017 | 07:38 GMT+7

(HG) - Theo kế hoạch triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 mà UBND tỉnh mới ban hành, trong đó để đảm bảo mục tiêu là phải giữ vững tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống trên địa bàn luôn thấp hơn 3% cả giai đoạn 2016-2020, ngành ngân hàng phải tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Rà soát những khó khăn, vướng mắc, bất cập xung đột pháp lý giữa hệ thống văn bản quy định pháp luật. Thành lập các đoàn công tác làm việc với các ngân hàng thương mại để kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc, thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, tài sản đảm bảo, khởi kiện khách hàng vay, sử dụng dự phòng rủi ro. Rà soát, đánh giá lại các khoản nợ đang được cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phân loại theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hậu Giang; cơ cấu lại hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; cơ cấu lại các tổ chức tài chính vi mô. Hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, tăng cường xử lý nợ theo nguyên tắc thị trường, chú trọng vai trò Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong xử lý, thu hồi nợ xấu. Rà soát, xây dựng lộ trình bố trí nguồn để trả nợ dứt điểm cho các tổ chức tín dụng đối với các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và nợ xấu cho vay theo các chương trình, dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh nếu có…

LAN PHƯƠNG

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>