Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV tại tỉnh Hậu Giang

24/08/2017 | 08:00 GMT+7

Nhiều người trong chúng ta đôi khi băn khoăn, lo lắng không biết khi cần thì có thể tìm được nơi nào để xét nghiệm HIV. Chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ thân thiện, tin cậy tại tỉnh Hậu Giang để các bạn có thể chủ động xét nghiệm HIV. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn xét nghiệm HIV hoàn toàn miễn phí, được giữ bí mật những thông tin, như: tên, tuổi, địa chỉ… và sẵn lòng chia sẻ những lo lắng của các bạn.

Phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tỉnh Hậu Giang

Phòng khám và điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV tại tỉnh Hậu Giang.

Địa chỉ: đường 14, khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Điện thoại: 07113.580176

Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng thị xã Ngã Bảy

Địa chỉ: đường Lê Lợi, khu vực 1, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.

Điện thoại: 07113.866 392

Phòng khám và điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngã Bảy

Địa chỉ: đường Lê Lợi, khu vực 1, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.

Điện thoại: 0976 027 535 (liên hệ bác sĩ Trang Văn Út)

Ngoài ra, các bạn còn có thể đến các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện thuộc tỉnh Hậu Giang để được tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.

 

Hỏi, đáp pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS

Hỏi: Xin cho biết điều kiện để xác định một người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp ?

Đáp: Theo quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, người được xác định bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

1. Bị một trong ba tai nạn sau đây khi đang thi hành nhiệm vụ:

a. Bị kim, vật nhọn đâm, vật sắc cứa xuyên qua da hoặc vật làm da bị trầy xước, nứt nẻ mà những vật này đã tiếp xúc với máu, sản phẩm máu hoặc dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV;

b. Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da bị trầy xước, nứt nẻ;

c. Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mắt, mũi, miệng.

2. Có biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp (theo mẫu phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này). Biên bản này phải được lập trong vòng 48 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, có xác nhận của người làm chứng và được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người bị phơi nhiễm với HIV ký, xác nhận.

3. Kết quả xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật ELISA của người bị phơi nhiễm với HIV là âm tính. Mẫu máu được sử dụng để xét nghiệm phải được lấy từ người bị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm xảy ra một trong ba tai nạn quy định tại khoản 1 điều nêu trên.

(Trích từ Hỏi, đáp pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS)

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>