Mưu sinh mùa lũ muộn ở nơi đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

Thứ Năm, ngày 26/10/2023 | 10:52

Nước ngập cánh đồng mang theo nhiều tôm, cá vào trú ẩn sinh sôi nên bà con nông dân tranh thủ ra đồng giăng câu, giăng lưới, đặt lờ, đặt lợp, đặt dớn... để có thêm thu nhập cho gia đình lúc nông nhàn.

Người dân đánh bắt thủy sản trên cánh đồng ngập lũ thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Như một lời “hò hẹn” của thiên nhiên, hàng năm, từ tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi mang theo phù sa cùng biết bao sản vật tự nhiên.

Năm nay, con nước về muộn hơn mọi năm, nhưng cứ có nước là có tôm, cá... nên người dân sống dọc theo các cánh đồng, bờ kênh của tỉnh An Giang lại bắt đầu vào cuộc mưu sinh mới bằng việc đánh bắt thủy sản mùa nước nổi để có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.

Theo kinh nghiệm của người dân miền Tây, hàng năm, cứ tháng 7 Âm lịch, khi ngoài đồng chỉ còn màu vàng cháy của gốc rạ, ngai ngái mùi tro và những cơn mưa về thường nhật hơn, nghĩa là mùa nước nổi hay mùa lũ về.

Thời điểm này, để rửa đất, mang phù sa vào ruộng sau khi thu hoạch vụ lúa Hè Thu, nhiều cánh đồng ở huyện An Phú, Châu Phú, Thoại Sơn, Phú Tân, thị xã Tịnh Biên và thị xã Tân Châu đã được người dân mở cống, cho nước vào ngập đồng ruộng.

Đây cũng là lúc người nông dân cho đồng ruộng “nghỉ ngơi,” đến cuối tháng 10 âm lịch, nước rút đi để lại lớp phù sa màu mỡ, cỏ dại bị tiêu diệt, giúp giảm tiền phân bón, thuốc phun xịt cỏ... cho vụ mùa sau.

Nước ngập các cánh đồng mang theo nhiều tôm, cá vào trú ẩn sinh sôi nên bà con nông dân tranh thủ ra đồng giăng câu, giăng lưới, đặt lờ, đặt lợp, đặt dớn... để có thêm thu nhập cho gia đình lúc nông nhàn.

Trời mờ sáng, tại khu vực ngã tư cầu Bắc Cỏ Lau, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang - nơi được xem là "ngư trường" nhộn nhịp nhất miền Tây vào nước nổi, cả cánh đồng rộn rã tiếng nói cười, từng chiếc vỏ lãi (thuyền máy bằng nhựa composite) đang bơi chầm chậm chờ người thu lưới, đổ dớn...

Anh Nguyễn Văn An, ở xã xã Phú Hữu (huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết, năm nay nước về muộn và thấp hơn mọi năm nên anh chỉ đặt 12 cái dớn và 200m lưới trên đồng để bắt cá. Mực nước còn thấp nên cá không nhiều, nhưng nếu chịu khó mỗi ngày cũng kiếm được từ 500-700 ngày đồng/ngày.

Mua bán cua đồng ở xã biên giới Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Gần đó, anh Phạm Văn Hận sống bằng nghề đặt lợp chia sẻ, một ngày đặt lợp có khi bắt được từ 5 đến 10 kg cá linh và các loài cá khác. “Cá linh mùa này to hơn ngón tay út rồi, giá từ 20.000 đồng/kg trở lên, ngày nào may mắn bắt được vài chục kg cá linh là kiếm được gần cả triệu đồng,” anh Hận cười vui vẻ.

Ngược sang những cánh đồng phía bờ Đông sông Hậu, thuộc phường Nhơn Hưng (thị xã Tịnh Biên) Vĩnh Tế (thành phố Châu Đốc) - một trong những “rốn cá” của vùng Tứ giác Long Xuyên, giữ biển nước mênh mông, người dân đang hối hả giăng câu, kéo lưới,.. đánh bắt cá tự nhiên.

Anh Phạm Văn Quân (phường Nhơn Hưng, thị xã Tịnh Biên) cho biết, nhà làm lúa, nhưng vào mùa lũ anh làm thêm nghề kéo vó bắt cá trên đồng. Tuy nhiên, năm nay nước thấp không đặt vó được, nên anh chuyển qua kéo lưới.

“Năm nay thả lưới dính nhiều cá mè vinh, cá linh, cá lóc... tuy lượng cá đồng không nhiều như trước nhưng bù lại giá cá cao, ngư dân sống tốt,” anh Quân tâm sự.

Chúng tôi ghé chợ Cây Mít (thuộc phường Nhơn Hưng, thị xã Tịnh Biên, An Giang) - nơi được xem là chợ cá đồng lớn nhất nhì miền Tây, cảnh mua bán nhộn nhịp, trên bến dưới thuyền, huyên náo cả một góc chợ.

Theo chị Trần Thị Dung, một tiểu thương chuyên thu mua cá đồng tại chợ Cây Mít, hiện tại, mỗi ngày chị mua được khoảng 100 kg cá các loại, như cá linh, cá chạch, lươn, tôm, cua, ốc... để cung cấp cho một số tỉnh miền Tây và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lũ về, chợ “mạ” Tha La - chợ cá đồng, cá sông lớn nhất trong mùa nước nổi nơi đầu nguồn biên giới ở An Giang cũng trở nên nhộn nhịp; cảnh tấp nập vỏ lãi ra vào, nhộn nhịp kẻ bán, người mua. Dưới sông, người dân tất bật xúc cá, phân loại vào giỏ đựng, tiểu thương trên bờ nhanh tay cân, tính tiền. Những tiếng cười nói, í ới hỏi han nhau như xua tan màn đêm.

Chợ Tha La thuộc xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Ðốc (An Giang) còn được gọi là “chợ âm phủ,” “chợ ma” vì chợ hoạt động về đêm, tầm 3 giờ cho đến gần 6 giờ cùng ngày là tan chợ.

Giữa bóng đêm, người dân và bạn hàng rọi đèn pin xem cá, tôm, cua, ếch... trả giá rồi bán, mua một cách mau lẹ. Từ đây, cá đồng và cá sông được tỏa đến các địa phương trong tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ðêm ở chợ Tha La, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Diên (ngụ xã Vĩnh Tế) đang bán mớ cá lóc, cá linh, cá mè vinh chia sẻ, ban đêm người ngủ là lúc cá đi kiếm mồi, do vậy người dân dầm sương đêm thả lưới.

“Lúc này có cá linh, cá đồng, cứ thả lưới là có cá... Năm nay lũ về muộn và thấp nên cá, tôm cũng ít,” chị Diên tâm sự.

Hơn 10 năm buôn bán tại chợ Tha La, bà Nguyễn Thị Nhị (ngụ xã Vĩnh Tế) cho biết, trước đây cá, tôm bán ở chợ Tha La nhiều vô kể, nhưng giờ cá ít, người nào đi sớm thì mới mua được cá, đi trễ không có cá để mua.

“Theo thời gian, lũ càng ngày càng thấp, cá tôm tự nhiên cũng giảm, điều này ảnh hưởng đến sinh kế của người nghèo,” bà Nhị lo ngại.

Trước cũng sống bằng nghề đánh bắt cá vào mùa nước nổi, nhưng rồi nguồn thủy sản tự nhiên sụt giảm, nên từ năm 2020 đến nay, gia đình chị Nguyễn Thị Trang (ngụ xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) thuê hai công đất (2.000m2) để trồng cây điên điển.

Chị Trang cho biết, hái bông điên điển bán mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm nghìn đồng, hai vợ chồng chị đỡ phải lo toan cái ăn cái mặc.

Để giúp người dân xây dựng các mô hình đảm bảo sinh kế bền vững mùa lũ cho người dân, ứng phó biến đổi khí hậu, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã vận động hội viên, phụ nữ thành lập mô hình “Tổ phụ nữ trồng bông điên điển” với 25 thành viên.

Cây điên điển là cây đặc trưng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong mùa nước nổi, là cây trồng tự nhiên, sạch, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giá 1kg bông điên điển lúc cao điểm dao động từ 40.000-50.000 đồng, hạt giống 200.000 đồng/kg nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Việc trồng cây điên điển lấy bông không chỉ giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, mà còn là mô hình kinh tế hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang thông tin, trước tình hình lũ ngày càng bất thường ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động thích ứng tình hình hiện nay.

Trong số đó, tiểu dự án tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long tại huyện An Phú đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả cho nông dân đầu nguồn và các mô hình này trong thời gian tới có khả năng nhân rộng sang các huyện khác.

Hiện tỉnh An Giang đang thực hiện mô hình đặt vèo nuôi cá kết hợp với khai thác thủy sản với diện tích 57 ha tại xã Phú Hữu và Vĩnh Hậu của huyện An Phú. Do cá tự nhiên ít, mô hình giúp dẫn dụ nhiều cá tự nhiên đến, vừa thu nhập từ nguồn cá nuôi vừa thu nhập từ cá tự nhiên, giúp nông dân tăng thêm thu nhập từ 3-5 triệu đồng/ha./.

Thu mua cá đồng,ốc... ở xã biên giới Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Theo Công Mạo (TTXVN/Vietnam+)

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 29-11: Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho nhiều ngân hàng

16:15 29/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá cà phê Robusta neo đỉnh lịch sử; Giá vàng chiều nay tăng nhẹ; Hoa Kỳ mua hạt tiêu Việt Nam nhiều gấp 10 lần Ấn Độ.

Thị xã Long Mỹ: Xuống giống hơn 570ha rau màu các loại cung ứng thị trường tết

07:27 29/11/2024

(HG) - Để chuẩn bị nguồn rau màu cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, đến thời điểm hiện tại, nông dân thị xã Long Mỹ đã xuống giống được hơn 570ha

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD

07:24 29/11/2024

(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Hệ thống đê bao, cống, bọng tại Hậu Giang đang phục vụ tốt cho hơn 57.300ha đất sản xuất nông nghiệp

07:21 29/11/2024

(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.

Hậu Giang có 4 đơn vị trưng bày sản phẩm tại Triển lãm Quốc tế về Khoa học Công nghiệp sinh học

07:12 29/11/2024

(HG) - Nhằm thực hiện Kế hoạch Hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024, Sở Công thương tỉnh hỗ trợ 4 đơn vị là Công ty TNHH MTV Vinh Lộc; Công ty TNHH TM và DV Thiên Yết; Công ty Cổ phần công nghệ thực phẩm Sáng tạo; Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Triến lãm Quốc tế về Khoa học Công nghiệp sinh học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào vụ thu hoạch cá ruộng

18:40 28/11/2024

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.

Phát triển mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ cao

18:39 28/11/2024

Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.

Để người dân an lòng ở khu tái định cư mới

18:36 28/11/2024

Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 28-11: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

16:28 28/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá xăng tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít; Giá cà phê tăng mạnh, lên mức cao nhất từ trước đến nay; Giá vàng đồng loạt giảm.

Một số nội dung cần lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử

10:00 28/11/2024

(HG) - Theo Cục Thuế tỉnh, để hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (HKD) thực hiện tốt việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng và cung ứng dịch vụ, lập HĐĐT đúng quy định thì cần lưu ý một số nội dung.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tổ chức thành công diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

17:34 29/11/2024

(HG) - Chiều ngày 29-11, tại Bến cảng tổng hợp VIMC Hậu Giang, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tổ chức thành công Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu năm 2024.

Sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

17:09 29/11/2024

(HG) - Ngày 29-11, tại thành phố Cần Thơ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tổ chức hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL giai đoạn 2023-2024

Long An - Toả sáng Khát vọng sông Vàm

15:36 29/11/2024

Tối ngày 28/11, trong không khí vui tươi, sôi nổi nhưng không kém phần trang trọng, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề Long An - Khát vọng sông Vàm chính thức khai mạc.

Biểu dương 37 người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

15:07 29/11/2024

(HGO) – Ngày 28-11, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019-2024. Đến dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hơn 100 đại biểu là người cao tuổi (NCT) tại cái huyện, thị, thành phố.