Tìm giải pháp cho nguồn vật liệu cát san lấp

Thứ Ba, ngày 18/07/2023 | 09:44

Tại các công trình xây dựng ở ĐBSCL, việc thiếu hụt cát san lấp đang là thách thức lớn đối với nhà đầu tư. Khẩn trương tìm giải pháp cho vấn đề này không chỉ giúp đảm bảo các công trình đúng tiến độ cam kết mà còn giúp các dự án không đội vốn.

Tìm kiếm vật liệu thay thế cát sông là một trong những giải pháp giúp các tuyến cao tốc ở ĐBSCL triển khai đúng tiến độ.

Nhu cầu cấp thiết

Đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phát lệnh khởi công tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, trong đó có đoạn cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài 109km. Mới đây nhất, giữa tháng 6 năm nay, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng dài 188km đi qua địa bàn 4 tỉnh cũng được “phát lệnh” khởi công. Hay tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá, dài gần 100km cũng được tỉnh Kiên Giang đề xuất Chính phủ cho đầu tư sớm hơn dự kiến.

Các tuyến cao tốc đường bộ đã, đang và sẽ đầu tư tại vùng ĐBSCL dài gần 600km. Như vậy, với loạt dự án giao thông lớn được triển khai, nhu cầu vật liệu cát san lấp rất lớn (khoảng 54 triệu m3), chủ yếu tập trung trong năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu. Đây là câu chuyện làm đau đầu và cũng đặt ra nhiều thách thức cho nhà thầu và các địa phương liên quan.

Tại Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế ĐBSCL” diễn ra vừa qua tại thành phố Cần Thơ, PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nêu quan điểm, ĐBSCL đang chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, lượng bùn cát, phù sa đổ về đồng bằng bị sụt giảm nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm mặn ở các tỉnh ven biển, nhất là tình trạng sụt lún. Trong khi đó, đứng trước nhu cầu lớn về vật liệu san lấp, các con sông đang là đối tượng bị đánh đổi.

“Muốn phát triển, xây nhà cao tầng, làm đường cao tốc phải lấy cát dưới sông. Không thể không đánh đổi, vấn đề làm như thế nào để hiệu quả nhất. Phải đặt vấn đề cụ thể để hạn chế sạt lở, nghiên cứu thủy văn trên dòng sông, lượng cát bồi tụ hàng năm, khai thác bao nhiêu, vị trí nào để không ảnh hưởng”, ông Thiên bày tỏ.

Cũng theo PGS.TS Trần Đình Thiên, ưu tiên hàng đầu để tạo động lực phát triển cho ĐBSCL, phát triển thuận thiên là xây dựng các hồ trữ nước ngọt, phát triển giao thông đường thủy một lợi thế của vùng. Bên cạnh đó là phát triển các chuỗi sản xuất nông sản ứng dụng công nghệ cao, gia tăng giá trị, giữ chân lao động. Đồng thời thiết kế, cấu trúc lại hệ thống du lịch trên nền tảng sinh thái, gắn với chuỗi nông sản.

Ông Võ Tấn Dũng, đại diện Công ty Cổ phần công nghệ cát sạch Phan Thành ở thành phố Cần Thơ, bày tỏ: Nguồn cát sông ở ĐBSCL sau thời gian dài khai thác quá mức trở nên hiếm dần. Cát khai thác từ lòng sông chất lượng không ổn định, nhiều tạp chất. Khai thác cát sông quá mức gây sạt lở, ông Dũng cho rằng, cần khảo sát để cấp phép những cồn cát với sản lượng hạn chế, hợp lý.

Tìm vật liệu thay thế

Theo ông Phan Hoàng Phương, đại diện Viện Chiến lược, Bộ Giao thông Vận tải, việc thiếu nguồn vật liệu xây dựng để đầu tư cho đường cao tốc không phải vấn đề của riêng ĐBSCL mà toàn bộ các tuyến cao tốc triển khai thời gian qua. Việc nghiên cứu sử dụng cát biển đã được triển khai tại một số đoạn đường dẫn vào cao tốc và đang có quá trình thử nghiệm các chỉ tiêu về lý hóa cũng như ảnh hưởng về môi trường.

“Hiện nay, Viện Chiến lược cũng tham gia xây dựng định mức đơn giá của cát biển, trường hợp vật liệu này đảm bảo các tiêu chuẩn có thể đưa vào khai thác, sẽ có hệ thống định mức đơn giá để áp dụng, triển khai đồng loạt ở các tuyến đường cao tốc của ĐBSCL trong thời gian tới”, ông Phan Hoàng Phương thông tin

“Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu san lấp, nâng cao công suất các mỏ cát đang khai thác” là đề xuất của ông Ngô Hoàng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng. Cũng theo ông Nguyên, cần đưa vào hoạt động các mỏ mới, phục vụ riêng cho các dự án cao tốc. Trên cơ sở quan trắc, giám sát chặt chẽ về môi trường, nguy cơ sạt lở theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt là nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế như: Cát nghiền từ đá, tro xỉ… để cung ứng cho các dự án đường cao tốc và các công trình dân dụng.

Làm rõ hơn quan điểm tìm vật liệu thay thế các sông, ông Ngô Hoàng Nguyên dẫn chứng, tại đoạn tuyến hoàn trả Đường tỉnh 978 thuộc dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau, hiện đã thí nghiệm sử dụng cát biển triển khai ngoài hiện trường, sau đó đơn vị thí nghiệm sẽ tiến hành quan trắc đến tháng 11 và dự kiến có kết quả đánh giá đầy đủ vào cuối năm 2023.

Ngoài ra, kết quả thí nghiệm mẫu cát biển lấy tại Trà Vinh và Sóc Trăng cho thấy, cát biển tại khu vực lấy mẫu có các chỉ tiêu cơ lý cơ bản đáp ứng yêu cầu cho cát đắp nền đường cách xa bờ biển 4km. Tuy nhiên, để đi đến quyết định sử dụng cát biển làm dự án đường bộ thì cần phải thí nghiệm nhiều mẫu thử hơn và quan trắc theo dõi thời gian dài để có các đánh giá chính xác.

Bên cạnh đó, các địa phương có thể nghiên cứu thí điểm phối trộn cát biển, cát nhiễm mặn cùng với vật liệu xây dựng địa phương sẵn có như vôi, xi măng, tro từ trấu, tro xỉ từ nhiệt điện Duyên Hải... dùng thử trong san lấp mặt bằng giao thông nông thôn nhằm tìm nguồn nguyên liệu chủ động, giảm phụ thuộc cát sông về lâu dài.

“Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật để có phương án sử dụng các mỏ đất làm vật liệu san lấp nền đường. Ngoài ra, cũng cần tính toán đến giá thành vận chuyển đất đắp từ mỏ tới các địa điểm xây dựng. Đề nghị các địa phương đánh giá thứ tự ưu tiên thực hiện triển khai dự án trong toàn vùng là cần thiết để căn cứ cung ứng các nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm trong vùng ĐBSCL”, ông Ngô Hoàng Nguyên nhấn mạnh.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 29-11: Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho nhiều ngân hàng

16:15 29/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá cà phê Robusta neo đỉnh lịch sử; Giá vàng chiều nay tăng nhẹ; Hoa Kỳ mua hạt tiêu Việt Nam nhiều gấp 10 lần Ấn Độ.

Thị xã Long Mỹ: Xuống giống hơn 570ha rau màu các loại cung ứng thị trường tết

07:27 29/11/2024

(HG) - Để chuẩn bị nguồn rau màu cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, đến thời điểm hiện tại, nông dân thị xã Long Mỹ đã xuống giống được hơn 570ha

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD

07:24 29/11/2024

(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Hệ thống đê bao, cống, bọng tại Hậu Giang đang phục vụ tốt cho hơn 57.300ha đất sản xuất nông nghiệp

07:21 29/11/2024

(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.

Hậu Giang có 4 đơn vị trưng bày sản phẩm tại Triển lãm Quốc tế về Khoa học Công nghiệp sinh học

07:12 29/11/2024

(HG) - Nhằm thực hiện Kế hoạch Hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2024, Sở Công thương tỉnh hỗ trợ 4 đơn vị là Công ty TNHH MTV Vinh Lộc; Công ty TNHH TM và DV Thiên Yết; Công ty Cổ phần công nghệ thực phẩm Sáng tạo; Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Triến lãm Quốc tế về Khoa học Công nghiệp sinh học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào vụ thu hoạch cá ruộng

18:40 28/11/2024

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.

Phát triển mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ cao

18:39 28/11/2024

Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.

Để người dân an lòng ở khu tái định cư mới

18:36 28/11/2024

Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 28-11: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

16:28 28/11/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá xăng tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít; Giá cà phê tăng mạnh, lên mức cao nhất từ trước đến nay; Giá vàng đồng loạt giảm.

Một số nội dung cần lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử

10:00 28/11/2024

(HG) - Theo Cục Thuế tỉnh, để hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (HKD) thực hiện tốt việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng và cung ứng dịch vụ, lập HĐĐT đúng quy định thì cần lưu ý một số nội dung.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử

16:20 30/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 29-11, Đoàn kiểm tra kết quả hoạt động HĐND và công tác thi đua năm 2024 của HĐND tỉnh do bà Võ Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với HĐND thành phố Vị Thanh.

“Cuộc chiến với HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức”

13:00 30/11/2024

(HGO) – Sáng ngày 29-11, Bộ Y tế đã tổ chức Mit tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2024 với hình thức trực tuyến, trực tiếp giữa điểm cầu trung ương và điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Điểm tin sáng 30-11: Dự báo Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

05:42 30/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quốc hội duyệt tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu 122.250 tỉ đồng; Ngân hàng không gửi SMS, email có chứa link cho khách hàng từ tháng 1/2025; Hạ tầng Internet Việt Nam cần sẵn sàng đáp ứng trên 100 triệu người dùng năm 2029;Phim Hàn Quốc bị chỉ trích vì cổ xúy cho giới trẻ uống rượu, nhậu nhẹt.