VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG CUỐN SÁCH “MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Thứ Sáu, ngày 02/09/2022 | 22:57

TS PHẠM VĂN GIANG

Học viện Chính trị khu vực III

 

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam luôn là một trong những chủ đề thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước quan tâm. Vấn đề này một lần nữa được đề cập và phân tích sâu sắc, đầy sức thuyết phục trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sách do Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức bản thảo và xuất bản.

Trên cơ sở tổng kết lịch sử phát triển của nhân loại, và từ bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa, C. Mác cho rằng: chủ nghĩa tư bản là chế độ áp lức bóc lột, tất yếu sẽ bị lịch sử vượt qua, thay thế nó bằng chủ nghĩa cộng sản, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, C. Mác, Ph. Ănghen, và sau này là V.I. Lênin đã chỉ rõ quy luật ra đời của chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nào? Vì sao Việt Nam lại lựa chọn con đường quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội? Về vấn đề này, trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn sai đường, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?”[1].

Xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là chế độ nữa phong kiến, nữa thuộc địa, đã thối nát và lạc hậu. Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc hết sức sâu sắc, không thể điều hòa, điều kiện cho một cuộc cách mạng xã hội đang đến gần. Trong bối cảnh đó, đã có rất nhiều phong trào yêu nước chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi khắp Bắc, Trung, Nam. Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX, cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài đến đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng có xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, phong trào có xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh, đến cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học. Các phong trào này đều sáng ngời tinh thần yêu nước theo những ý thức hệ khác nhau, từ những phong trào theo hệ tư tưởng phong kiến, theo lập trường nông dân, hoặc theo hệ tư tưởng tư sản, đều đã được lịch sử kiểm nghiệm, song tất cả đều lâm vào bế tắc và cuối cùng thất bại. Thực tiễn đó cho thấy, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải tìm con đường khác, phù hợp với thực tiễn dân tộc và xu thế phát triển khách quan của thời đại.

Trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911), theo tiếng gọi của ngọn cờ “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản, với mong muốn sang các nước tư bản phát triển để học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây để về giúp đồng bào thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, Người đã đến các nước tư bản phát triển như: Pháp, Anh, Mỹ và nhiều nước thuộc địa của các nước đế quốc, quan sát và tìm hiểu chủ nghĩa tư bản, tìm hiểu cuộc sống của người dân ở chính quốc và các nước thuộc địa. Từ đó, Người nhận ra rằng, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản là không triệt để, vì cách mạng thành công nhưng chỉ đem lại lợi ích cho thiểu số giai cấp tư sản, còn đông đảo quần chúng lao động vẫn chịu cảnh áp bức bóc lột. Vì vậy, nếu đi theo con đường dân chủ tư sản cùng lắm chỉ giải phóng được dân tộc. Điều đó không đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã mở ra thời đại mới - quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Chính từ “tiếng vang” của Cách mạng tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau này như Người nói: giống như một mặt trời chói lọi, cách mạng Nga đã chiếu rọi khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, chỉ khi Nguyễn Ái Quốc đến với Cách mạng tháng Mười, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó Người tin rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Trong bối cảnh lịch sử đó, khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được cả dân tộc đón nhận như là hệ quả tất yếu. Bởi vì, “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé”, vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và, chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”[2].

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trong đó, có nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là, trong cải tổ, Ðảng Cộng sản Liên Xô đã mắc những sai lầm rất nghiêm trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ðó là đường lối xét lại, phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin của một số nhân vật lãnh đạo đảng. Chủ nghĩa đế quốc đã lợi dụng những khó khăn và sai lầm về đường lối của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Ðông Âu, chúng đẩy mạnh âm mưu “diễn biến hòa bình”, “không đánh mà thắng”.” cực kỳ thâm độc, can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa. Dĩ nhiên, chúng không thể làm được điều này, nếu cải tổ có đường lối đúng đắn, nếu hơn 20 triệu đảng viên cộng sản Liên Xô có tinh thần cảnh giác cách mạng và sức chiến đấu cao, không để nội bộ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khiến cho bọn cơ hội, xét lại và phản bội thao túng cơ quan lãnh đạo của Ðảng, nếu có sự cố kết chặt chẽ giữa Ðảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô.

Trước hiện thực đó, Đảng ta chỉ rõ, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đó là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, chứ không phải là sự lạc hậu hay sụp đổ của một học thuyết khoa học và cách mạng, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), trước những khó khăn và phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định con đường cách mạng của nước ta là “nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Đây cũng là lần đầu tiên trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta phác thảo ra mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã đưa ra quan niệm, cách thức, biện pháp, bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể đất nước. Để từ đó, chúng ta định hướng con đường, để không mắc phải những sai lầm, đồng thời khẳng định Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[3].

Một vấn đề rất quan trọng được đề cập trong cuốn sách là, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào cho đúng và đầy đủ? Như V.I.Lênin từng nhắc nhở: các dân tộc sẽ tùy vào điều kiện cụ thể sẽ có những hình thức và bước đi khác nhau, song sớm hay muộn tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nếu chủ nghĩa xã hội trước Mác nó chỉ là mơ ước, khó trở thành hiện thực, thì chủ nghĩa xã hội khoa học đã chỉ ra con đường, lực lượng, biện pháp, cách thức, bước đi để thực hiện được mục tiêu. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải nhận thức đúng bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những hạn chế, khó khăn của quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta không phải là bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà là do cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực không tuân theo những nguyên lý chỉ dẫn của chủ nghĩa xã hội khoa học và sự nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội chưa đầy đủ. Vì vậy, “trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...”[4].

Từ quá trình đổi mới đất nước cho thấy, bên cạnh những thành tựu đạt được, thì còn có nhiều khó khăn, thách thức. “Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển” [5]. Chính điều đó, Đảng ta đã đưa ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, “nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đôla Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài…Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố”[6]. Những thành tựu đạt được đó đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa tư bản hiện có điểm chung là sự phát triển không đều và không phải cứ quốc gia nào đi theo chủ nghĩa tư bản thì đều phát triển, mà phần lớn là đói nghèo, xã hội bất ổn. Chính chủ nghĩa tư bản đang tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc, dựa trên bóc lột người lao động, đó là bản chất của chủ nghĩa tư bản. Mặc dù, “từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức “tự điều chỉnh”, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu, nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó… Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: Đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế…Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ…”[7]. Vì thế, chủ nghĩa tư bản không phải là mục tiêu của nhân loại, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải quyết được những tồn tại, bất công mà chủ nghĩa tư bản đã và đang tạo ra, đưa xã hội loài người đến dân chủ, công bằng, văn minh.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là, chỉ bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, hay nói cách khác là bỏ qua việc xác lập thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa, còn những thành tựu nhân loại đạt được dưới chủ nghĩa tư bản chúng ta phải kế thừa để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhất là những thành tựu về kinh tế, khoa học và công nghệ. Do đó, chúng ta bỏ qua mà không bỏ qua, chỉ bỏ qua chế độ chính trị áp bức bóc lột. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện[8].

Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng… Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống[9].

Dù thời thế có đổi thay, nhưng mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở nước ta là không bao giờ thay đổi. Độc lập dân tộc là điều kiện để đi lên chủ nghĩa xã hội, ngược lại chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc. Vì đây là mục tiêu đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đương nhiên, vấn đề không chỉ là mục tiêu, lý tưởng, mà điều không kém phần quan trọng là phải tìm ra giải pháp, bước đi, cách làm khoa học, sáng tạo nhằm thực hiện cho bằng được mục tiêu, lý tưởng đã xác định. Chủ nghĩa xã hội của chúng ta xây dựng là chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa xã hội đổi mới đúng đắn trên tinh thần phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn đất nước. Với những đặc trưng và phương hướng, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giá trị khoa học và thực tiễn rất to lớn, là định hướng chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Mỗi cán bộ, đảng viên cần quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy sức mạng tổng hợp trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

 

Theo HCMA3.HCMA.VN


[1]. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.18.

[2]. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.18.

[3]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG – ST, Hà Nội 2011, trang 70.

[4]. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.23 - 24.

[5]. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.25.

[6]. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.31.

[7]. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.19 - 20.

[8]. Xem Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.24 - 25.

[9]. Xem Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.35 - 38.

Viết bình luận mới

Xem thêm

Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

15:21 05/03/2024

Ngay từ khi mới ra đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Ðộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và nhân dân Việt Nam; đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Ðể thực hiện âm mưu chống phá, các đối tượng thù địch không ngừng chĩa mũi nhọn vào phê phán, công kích, xuyên tạc sự lựa chọn này nhằm mục đích làm chệch hướng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi toàn Ðảng, toàn dân thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, luôn tỉnh táo, nhận diện và kiên quyết đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.

Những giá trị mang tính phổ biến và tính đặc thù trong lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội qua hơn 35 năm đổi mới

14:50 31/01/2023

Những phát triển lý luận của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã chứa đựng những giá trị mang tính phổ biến, đồng thời thể hiện rõ tính đặc thù Việt Nam. Bài viết bước đầu khái quát những giá trị nổi bật nhất trong lý luận của Đảng ta chứng tỏ tính phổ biến, chung của các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và tính đặc thù về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Biểu tượng sáng ngời về khát vọng và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội

15:19 11/11/2022

Ngày 7-11-1917, tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã đứng lên lật đổ chế độ Sa hoàng,

Tập trung triển khai sâu rộng tác phẩm của Tổng Bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

05:52 07/11/2022

Nhận thức được tầm ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nên Tỉnh ủy Hậu Giang đã quyết liệt chỉ đạo, hướng dẫn nhằm triển khai,

Phê phán những luận điệu phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

12:04 08/10/2022

Một trong những âm mưu của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam là đưa ra những quan điểm sai trái nhằm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam.

Nguyên tắc toàn diện trong đổi mới nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

18:21 30/09/2022

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vấn đề lý luận lớn, luôn được Đảng nhận thức, phát triển sáng tạo, phù hợp với từng giai đoạn.

BÀI VIẾT CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

23:12 02/09/2022

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021),

VỮNG TIN VÀO CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

23:10 02/09/2022

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đã thực sự là thông điệp truyền cảm hứng và lan tỏa mạnh mẽ trong mọi tầng lớp Nhân dân,

BÀN LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - KHOA HỌC VÀ NIỀM TIN

23:06 02/09/2022

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2021), bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026,

THÔNG ĐIỆP NIỀM TIN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

23:01 02/09/2022

Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuốn sách cùng tên do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản đầu năm 2022

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bài 1: Truyền cảm hứng khởi nghiệp

12:08 22/12/2024

Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm khơi nguồn cho các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Nhiều ý tưởng khởi nghiệp đã và đang phát triển tốt, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thị xã Long Mỹ: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, hộ nghèo

11:36 22/12/2024

(HGO) - Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ vừa phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự thị xã, Câu lạc bộ thầy thuốc trẻ Trung tâm Y tế và Thị đoàn Long Mỹ tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, có công với cách mạng và hộ nghèo tại xã Long Trị.

Đứng trú mưa, sẵn tay giật dây chuyền

11:31 22/12/2024

(HGO) - Tòa án nhân dân thành phố Ngã Bảy vừa đưa ra xét xử lưu động vụ án hình sự đối với bị cáo Lê Thị Yến (sinh năm 1983) bị viện kiểm sát cùng cấp truy tố về tội cướp giật tài sản theo Điều 171, Bộ luật Hình sự.

Điểm tin sáng 22-12: Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về mã độc lây nhiễm qua thiết bị lưu trữ

06:00 22/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở rộng dạy chương trình tích hợp nước ngoài ở Việt Nam; Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường; EU xây hệ thống vệ tinh 11,1 tỉ USD cạnh tranh với Starlink; Loài sóc ăn chay bỗng thành 'vua' săn chuột.