Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà: Xây dựng đường cao tốc phải đảm bảo yếu tố đặc thù của vùng sông nước miền Tây

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 | 08:15

Sáng ngày 20-11, tại tỉnh Hậu Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra việc tổ chức thi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau (cao tốc Cần Thơ - Cà Mau) và dự án thành phần 3 thuộc dự án xây dựng cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Tiếp đoàn về phía tỉnh Sóc Trăng có ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Về phía tỉnh Hậu Giang có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành và địa phương. Ghi nhận của phóng viên Báo Hậu Giang.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra việc tổ chức thi công dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trong ảnh, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đón tiếp đoàn công tác.

Báo cáo với Phó Thủ tướng về tình hình thực hiện dự án thành phần 3, ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang cho biết, đến nay tỉnh đã bàn giao 100% mặt bằng cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, do tình hình cát khan hiếm nên đơn vị thi công đang tập trung thi công các cầu trên tuyến. Hiện, đang hoàn thiện và gác dầm 5/24 cầu, các cầu còn lại cũng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công các mố trụ cầu.

Về tình hình triển khai thi công, đến nay đã thực hiện xong khoảng 50% khối lượng hợp đồng. Đối với mục tiêu trong năm 2024 phải hoàn thành 117 cầu trên tuyến chính, hiện đã có 41 cầu hoàn thành đến mặt cầu. Các cầu còn lại đang thi công kết cấu phần dưới, lao lắp dầm... và dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Đối với mục tiêu hoàn thành công tác đắp gia tải toàn bộ 110km tuyến cao tốc và 2,8km tuyến nối, tính đến thời điểm này đã đắp xong khoảng 53%, dự kiến cuối năm 2024 sẽ hoàn thành.

Đối với nguồn vật liệu cát, dự án thành phần 3 có nhu cầu khoảng 6 triệu m3 và được cấp mỏ cát ở tỉnh An Giang với trữ lượng khoảng 2,6 triệu m3. Về sản lượng thi công, đến nay dự án thành phần 3 thực hiện đạt khoảng 26% giá trị hợp đồng, dự kiến đến cuối năm 2024 sẽ đạt khoảng 36% giá trị hợp đồng, đạt 100% theo kế hoạch.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đối với nguồn vật liệu cát san lấp, cát biển là giải pháp lâu dài. Hiện nay, công suất khai thác cát biển ở tỉnh Sóc Trăng đang chậm tiến độ khoảng 50%, vì chỉ khai thác được 15 ngày/tháng. Do đó, cần tập trung nghiên cứu tìm cách khai thác liên tục, tạo dây chuyền để nâng cao công suất tối đa. Vấn đề này cần phải có sự tính toán, huy động việc sử dụng các máy móc, thiết bị, công nghệ sẵn có phù hợp với tình hình thực địa, môi trường.

Nút giao IC4 cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua tỉnh Hậu Giang đang dần hiện rõ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao địa phương, chủ đầu tư và các đơn vị đã và đang dồn sức triển khai thi công cũng như tháo gỡ những khó khăn cho các công trình cao tốc trọng điểm quốc gia.

Theo Phó Thủ tướng, vấn đề còn lại phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện của các đơn vị thi công. Phó Thủ tướng cũng lưu ý, những phần việc khó khăn phát sinh cần phải có sự chung tay giải quyết của cả hệ thống chính trị. Trong đó, phải ưu tiên cho cao tốc trục dọc (cao tốc Cần Thơ - Cà Mau), bằng mọi giá phải đưa công trình này về đích vào năm 2025.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng lưu ý, xây dựng đường cao tốc phải đảm bảo yếu tố đặc thù của vùng sông nước miền Tây, không cản trở về dòng chảy, nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các kỹ sư, công nhân, người lao động đang thi công trên công trường.

 

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km. Tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỉ đồng, khởi công hồi tháng 1-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Dự án được phân thành hai dự án thành phần gồm: Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau. Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận là chủ đầu tư. Riêng Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 188km, được phân thành bốn dự án thành phần và lần lượt giao cho các địa phương có dự án đi qua triển khai thực hiện. Đó là tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Công trình có tổng mức đầu tư 44.691 tỉ đồng. Dự kiến, toàn tuyến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2027.

 

MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

09:15 21/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Gỡ “nút thắt” cho tín dụng nông nghiệp

08:44 21/11/2024

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước; đồng thời, xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh khi nhiều loại trái cây tiếp tục được mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường; tuy nhiên, vùng ĐBSCL lại gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng, trong khi nguồn vốn dành cho nơi đây không thiếu.

Trường Chính trị Hậu Giang tham mưu, tư vấn ban hành nhiều chính sách đi vào cuộc sống

08:40 21/11/2024

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.