Đổi mới giáo dục không thể một sớm một chiều

Thứ Ba, ngày 21/07/2020 | 06:03

“Khi triển khai thực hiện không được nóng vội, cũng không được đốt cháy giai đoạn. Đổi mới giáo dục không thể một sớm một chiều, nhưng quá trình đổi mới cần sự quyết tâm, quyết liệt và sâu sát”, là nhấn mạnh của ông Phan Thanh Bình (ảnh), Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về việc chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhân chuyến công tác tại Hậu Giang mới đây.

Thưa ông, sau đợt giám sát thực tế tại Hậu Giang, ông đánh giá như thế nào về việc chuẩn bị của tỉnh cho Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, sẽ triển khai vào năm học tới ?

- Đoàn Giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020. Hậu Giang là tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng giáo dục lại là điểm sáng chất lượng. Tôi đánh giá cao công tác chủ động, trách nhiệm, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh trong việc chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, sẽ áp dụng vào năm học 2020-2021 đối với học sinh lớp 1.

Giáo viên được tập huấn giảng dạy môn tiếng Anh chuẩn bị cho sách giáo khoa lớp 1.

Tỉnh đã tập trung thực hiện có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, từ công tác chỉ đạo đến tuyên truyền, tổ chức thực hiện và sự tự tin của giáo viên, cũng như huy động các nguồn lực xã hội...

Nhiều giáo viên đề xuất nên triển khai bồi dưỡng giáo viên trực tiếp thay vì trực tuyến để đảm bảo chuẩn chất lượng, ông nhận định sao về đề xuất này ?

- Tôi ghi nhận đề xuất này của các giáo viên. Đây là đề xuất chính đáng, bởi giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, việc bồi dưỡng, cách thức được bồi dưỡng, tập huấn như thế nào để giáo viên tiếp thu đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất thì chính giáo viên là người đánh giá cụ thể nhất. Tôi đã có nhiều đợt trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy, 2 hình thức mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên cốt cán và đại trà chuẩn bị cho triển khai dạy sách giáo khoa lớp 1 mới là bằng trực tuyến và trực tiếp. Khó của các địa phương có lẽ là hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền yếu, vấn đề kinh phí để giữ tài khoản trên trang web sau 1 năm thực hiện thí điểm miễn phí, năng lực của giáo viên...

Sau đợt giám sát tại tỉnh, tôi sẽ về họp đoàn và trao đổi, đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như ông đã biết, khó khăn của tỉnh là thiếu giáo viên bộ môn tin học, âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động trải nghiệm, ông có gợi ý gì để tỉnh khắc phục những điều này ?

- Theo báo cáo của ngành giáo dục và đào tạo Hậu Giang, hiện ngành đang ưu tiên bố trí đảm bảo đủ lực lượng giáo viên giảng dạy khối lớp 1 cho năm học 2020-2021. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên không đồng bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu giáo viên dạy âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, hoạt động trải nghiệm… nhưng địa phương vẫn chưa tuyển mới được. Nguyên nhân được chia sẻ là do tinh giản biên chế mỗi năm 10%, dẫn đến thực trạng không chỉ cấp tiểu học mà các cấp học khác của địa phương cũng trong tình trạng thiếu giáo viên, hàng năm phải hợp đồng... Tôi đề nghị tỉnh cần tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên từng môn học, lớp học, cấp học; chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên, cần sử dụng hết biên chế của ngành được giao, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Hậu Giang cũng cần tổng hợp và có kiến nghị cụ thể, rõ ràng, để từ đó đoàn giám sát có những kiến nghị, đề xuất phù hợp với Chính phủ trong thời gian tới, với mục tiêu phải đảm bảo có học sinh phải có giáo viên.

Để Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai đạt chất lượng như mong muốn, theo ông Hậu Giang cần tập trung gì ?

- Cần có một nghị quyết của HĐND tỉnh để huy động sự chung tay của cả hệ thống chính trị. Tiếp tục làm tốt công tác chỉ đạo, tuyên truyền, thực hiện tốt công tác truyền thông để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đúng về đợt đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này. Là tỉnh còn nhiều khó khăn, học sinh diện hộ nghèo nhiều nên cần đẩy mạnh xã hội hóa, triển khai thực hiện có hiệu quả vận động doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng trường tư thục; rà soát danh sách học sinh thuộc hộ nghèo dự kiến phải hỗ trợ sách giáo khoa; tập trung chỉ đạo để thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới trong năm học tới, từ đó rút kinh nghiệm cho những năm học sau.

Quá trình đổi mới giáo dục không thể một sớm một chiều, đòi hỏi phải có kế hoạch tổng thể với lộ trình cụ thể. Tỉnh không được nóng vội, cũng không được đốt cháy giai đoạn. Dạy thực chất, học thực chất, làm sao để khi chính thức đưa vào áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thật sự đào tạo ra những học sinh có năng lực, có phẩm chất, đáp ứng tốt quá trình hội nhập quốc tế.

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ chính thức áp dụng vào năm học 2020-2021. Đây là một chương trình kỳ vọng sẽ thay đổi toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì vậy, Hậu Giang cần tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện có chất lượng chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới.

Nghị quyết 88 được Quốc hội khóa XIII ban hành đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục của đất nước; quy định những vấn đề cơ bản về mục tiêu, yêu cầu và các nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nhấn mạnh tính đồng bộ giữa chương trình, sách giáo khoa với mục tiêu, cơ cấu giáo dục phổ thông, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; giữa chương trình với điều kiện bảo đảm về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất.

 

Các trường tại tỉnh đã chọn sử dụng 3 bộ sách giáo khoa là “Cánh diều”, “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” sử dụng cho học sinh lớp 1 trong năm học tới, công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy cho lớp 1 được tỉnh thực hiện đảm bảo, cơ bản đảm bảo phòng học 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1.

Lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa được điều chỉnh như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. 

 

Xin cảm ơn ông !

CAO OANH thực hiện

Viết bình luận mới

Xem thêm

Vận động hơn 56 tỉ đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài

09:00 08/01/2025

(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

Hơn 3.000 thí sinh tại tỉnh đã trúng tuyển ngành học mầm non năm qua

10:06 06/01/2025

(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Huấn luyện lập trình cho 110 sinh viên ngành công nghệ thông tin

09:44 06/01/2025

(HG) - Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ & Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo (ISC) phối hợp với Alta Software và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ khai giảng khóa huấn luyện lập trình Front-end và Back-end.

Khai giảng 4 lớp liên kết đào tạo nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS

08:37 03/01/2025

(HG) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành vừa phối hợp với Trường Trung cấp Hồng Hà, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật và Trường Trung cấp Bách nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng các lớp trung cấp liên kết đào tạo, niên khóa 2025-2027.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang và thành phố Cần Thơ sơ kết 1 năm hợp tác

08:36 03/01/2025

(HG) - Đầu năm 2023, 2 sở đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển lĩnh vực GD&ĐT ở 6 nội dung tập trung ở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học. Qua 1

Đưa kiến thức dân số đến với học sinh

09:09 02/01/2025

Học sinh tại 10 trường THPT trên địa bàn tỉnh đang được tiếp cận, tìm hiểu về công tác dân số và phát triển, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,

Nhiều địa phương tổ chức hội thi viết chữ đẹp

08:22 30/12/2024

(HG) - Cuối tuần qua, tại Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Vị Thanh), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh tổ chức khai mạc Hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học, với 360 học sinh đại diện cho 14 trường tham gia.

Lý do nhiều địa phương chưa tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2024

08:21 27/12/2024

(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…

90 thí sinh Hậu Giang thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

09:46 25/12/2024

(HGO) - Chiều ngày 24-12, tại Trường THPT Vị Thanh diễn ra Lễ Khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Đây là kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trên phạm vi toàn quốc, diễn ra trong 2 ngày (25 và 26-12).

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật và Hội thi STEM: Trao gần 160 giải thưởng

06:37 23/12/2024

(HG) - Vào cuối tuần qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật và Hội thi STEM cấp tỉnh học sinh trung học, năm học 2024-2025. Hội thi năm nay có 162 dự án khoa học kỹ thuật từ 291 học sinh thuộc 32/32 đơn vị đăng ký tham gia (tăng 17 dự án so với năm học trước) và 117 sản phẩm STEM (tăng 19 sản phẩm so với lần tổ chức trước). Qua thẩm định, có 143 dự án khoa học kỹ thuật và 108 sản phẩm STEM đáp ứng yêu cầu và được chọn vào vòng 2.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Eo sèo” điều trị nội trú tuyến huyện

14:33 12/01/2025

Mạng lưới trung tâm y tế, bệnh viện (gọi chung là bệnh viện) tuyến huyện hầu như không đạt chỉ tiêu điều trị nội trú. Đây là trăn trở lớn cho năm 2025 của ngành y tế tỉnh.

Không để người dân thiếu phương tiện về quê ăn tết

14:32 12/01/2025

Trước nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa tăng cao dịp tết, ngành chức năng trong tỉnh đã có nhiều giải pháp vận tải, bố trí xe, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân, không để ùn ứ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm và tặng quà tết tại Hậu Giang

14:30 12/01/2025

(HG) - Sáng ngày 12-1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cùng Đoàn công tác của Quốc hội đến thăm, tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Ngoại giao kinh tế: Động lực mới cho tăng trưởng và hội nhập

14:28 12/01/2025

Ngoại giao kinh tế đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến động chính trị, kinh tế, mở ra nhiều cơ hội mới, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.