Thứ Tư, ngày 19/02/2020 | 08:43
“Phụ huynh, các thầy, cô giáo khi dạy cần nhớ kỹ 8 chữ là: “Để làm, Phân hóa, Tích hợp, Tích cực”, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, là nhấn mạnh của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (ảnh), Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, khi trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về việc chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sẽ áp dụng vào năm học 2020-2021 đối với học sinh lớp 1, nhân chuyến giáo sư công tác tại Hậu Giang mới đây.
Xin giáo sư chia sẻ rõ hơn về “8 chữ” mà ông đề nghị phụ huynh, các thầy, cô giáo cần nắm rõ ?
- Chương trình hiện hành là chương trình nặng về truyền thụ kiến thức, trả lời câu hỏi “Học xong chương trình, học sinh biết được gì?”. Còn Chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào thực hành và sẽ trả lời câu hỏi: “Học xong chương trình, học sinh làm được gì?”. Giáo viên dạy học sinh “Để làm”- nghĩa là cho trẻ tự làm, chủ động thực hiện. Dạy học “Phân hóa” - tức là không dạy cào bằng, vì có trẻ có năng khiếu này, có trẻ có nhược điểm kia, thầy cô giáo phải ra bài tập phù hợp với từng học sinh, khuyến khích các em phát triển theo năng lực. Dạy “Tích hợp” - đồng nghĩa giáo viên phải làm sao tích hợp được các kiến thức liên quan môn học, chứ không phải dạy cái gì - biết cái nấy, giáo viên phải đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện. Dạy “Tích cực” - Trọng tâm là học sinh phải được tự học, tự làm, thầy cô không làm thay các em!
Giáo viên cần chủ động trong khâu lựa chọn sách giáo khoa, để đề xuất chọn sách phù hợp.
Chương trình giáo dục phổ thông mới đã thay đổi căn bản trong mục đích giảng dạy, là chuyển từ giáo dục đặt nặng về trang bị kiến thức nền sang nền giáo dục phát triển toàn diện.
Giáo sư đánh giá việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các địa phương như thế nào ?
- Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi thấy các địa phương đã có sự chủ động trong chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tiến hành chọn sách giáo khoa… khá tốt. Các trường tiểu học, giáo viên đang trong giai đoạn chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, tôi nghe nhiều giáo viên than phiền là chưa có sách. Tôi mong các thầy cô chủ động hơn nữa, sách giáo khoa chúng tôi đã đưa lên mạng rồi, đừng chờ có sách giấy mới đọc là trễ.
Các địa phương đã rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp phù hợp. Nhưng tôi thấy điểm mấu chốt là sĩ số học sinh trên lớp phải giảm (1 lớp học khoảng 35 học sinh trở xuống), việc học 2 buổi/ngày phải đảm bảo. Phải có đủ thầy cô để đảm bảo giảng dạy cho học sinh, để thầy, cô chăm sóc, giáo dục các cháu tốt hơn.
Nếu các địa phương còn nhiều khó khăn, thì lớp nào triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bố trí ưu tiên lớp đó học 2 buổi/ngày. Dần dần trong 5 năm sẽ đảm bảo phòng, lớp. Điểm quan trọng là địa phương phải thật sự quan tâm mới triển khai hiệu quả được.
Vậy đâu là những điểm kế thừa và điểm khác biệt của sách giáo khoa mới so với sách giáo khoa hiện hành, thưa giáo sư ?
- Điểm kế thừa của cả 5 bộ sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt sử dụng cho Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2020-2021, chính là mục tiêu giáo dục: Phát triển kỹ năng đọc, viết, nghe và nói cho học sinh, chú trọng kết hợp hình thành năng lực chung. Đó là năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Đồng thời, thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh theo 5 phẩm chất mà chương trình giáo dục phổ thông đã quy đó là: “Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm”.
Sự khác biệt trong sách giáo khoa mới với sách giáo khoa hiện hành đó là sách giáo khoa hiện hành tiếp cận theo hướng nội dung, còn sách giáo khoa mới tiếp cận năng lực học sinh.
Giáo sư có lời khuyên gì trong việc lựa chọn sách giáo khoa phù hợp để giảng dạy ?
- Theo Thông tư 01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chọn sách giáo khoa nào sẽ dựa trên đề xuất của giáo viên. Thầy cô là những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Bởi thế, cầm cuốn sách giáo khoa trên tay, lật từng bài học, sẽ biết ngay cách trình bày, thiết kế nội dung nào phù hợp với học sinh của mình. Điểm quan trọng là chủ động và nghiên cứu kỹ cấu trúc, bài giảng, nội dung, bố cục sách… để biết có phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện giảng dạy của trường để đề xuất. Việc lựa chọn các cuốn sách được thực hiện theo từng môn chứ không bắt buộc phải lựa chọn theo từng bộ. Thẩm quyền lựa chọn thuộc UBND các tỉnh, thành. Tuy nhiên, thực tế khi biên soạn bộ sách giáo khoa, từng nhóm tác giả của từng bộ sách sẽ có sự liên kết xuyên suốt giữa các môn học với nhau.
Nhà trường, giáo viên cần cân nhắc kỹ, chủ động tìm hiểu để lựa chọn sách đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất. Tất cả vì chất lượng học tập của học sinh thân yêu!
Đã tổ chức giới thiệu rộng rãi tất cả 5 bộ sách giáo khoa - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức Hội nghị giới thiệu 5 bộ sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định phê duyệt sử dụng cho Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2020-2021, gồm các bộ sách: “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cùng học để phát triển năng lực”, “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” (4 bộ này đều của Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn) và Bộ sách Cánh diều (của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - thuộc Trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức biên soạn), để các phòng giáo dục và đào tạo, các trường nghiên cứu lựa chọn. Theo lộ trình, từ nay tới tháng 3-2020, các địa phương phải công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục được công bố, theo đúng quy định là 6 tháng trước khi bắt đầu năm học mới. |
Xin cảm ơn giáo sư !
CAO OANH thực hiện
09:00 08/01/2025
(HG) - Trong năm 2024, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã vận động tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ quỹ khuyến học, khuyến tài với tổng số kinh phí hơn 56,2 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.
10:06 06/01/2025
(HG) - Đây là số liệu được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.
09:44 06/01/2025
(HG) - Cuối tuần qua, tại Khu Công nghệ số tỉnh, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ & Hỗ trợ Đổi mới Sáng tạo (ISC) phối hợp với Alta Software và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Cần Thơ khai giảng khóa huấn luyện lập trình Front-end và Back-end.
08:37 03/01/2025
(HG) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành vừa phối hợp với Trường Trung cấp Hồng Hà, Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật và Trường Trung cấp Bách nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng các lớp trung cấp liên kết đào tạo, niên khóa 2025-2027.
08:36 03/01/2025
(HG) - Đầu năm 2023, 2 sở đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển lĩnh vực GD&ĐT ở 6 nội dung tập trung ở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học. Qua 1
09:09 02/01/2025
Học sinh tại 10 trường THPT trên địa bàn tỉnh đang được tiếp cận, tìm hiểu về công tác dân số và phát triển, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hậu quả mang thai,
08:22 30/12/2024
(HG) - Cuối tuần qua, tại Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Vị Thanh), Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh tổ chức khai mạc Hội thi viết chữ đẹp cấp tiểu học, với 360 học sinh đại diện cho 14 trường tham gia.
08:21 27/12/2024
(HG) - Tại Hội nghị giao ban giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức mới đây, thông tin: 7/8 phòng GD&ĐT vẫn chưa tuyển dụng viên chức năm 2024, do phải rà soát theo vị trí việc làm; thực hiện theo Nghị quyết số 18, các phòng GD&ĐT sẽ thêm chức năng ở mảng GDNN, nhưng một số đơn vị dự kiến sẽ không được bổ sung thêm biên chế. Riêng đối với cấp THPT, Trung tâm GDNN-GDTX một số đơn vị cơ sở vật chất hiện nay xuống cấp, thiếu giáo viên gây khó khăn trong dạy học…
09:46 25/12/2024
(HGO) - Chiều ngày 24-12, tại Trường THPT Vị Thanh diễn ra Lễ Khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Đây là kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trên phạm vi toàn quốc, diễn ra trong 2 ngày (25 và 26-12).
06:37 23/12/2024
(HG) - Vào cuối tuần qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật và Hội thi STEM cấp tỉnh học sinh trung học, năm học 2024-2025. Hội thi năm nay có 162 dự án khoa học kỹ thuật từ 291 học sinh thuộc 32/32 đơn vị đăng ký tham gia (tăng 17 dự án so với năm học trước) và 117 sản phẩm STEM (tăng 19 sản phẩm so với lần tổ chức trước). Qua thẩm định, có 143 dự án khoa học kỹ thuật và 108 sản phẩm STEM đáp ứng yêu cầu và được chọn vào vòng 2.
14:58 13/01/2025
(HGO) - Chiều ngày 11-1, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Công ty Giải trí Sen Vàng, tổ chức Giọt Nắng (Sunbeams) và Hoa hậu Hoà bình quốc tế năm 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên tổ chức khánh thành và bàn giao khu vui chơi dành cho thiếu nhi, với thông điệp ý nghĩa “Vui lên nha”, tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh.
14:57 13/01/2025
(HGO) - Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức trao quà “Xuân yêu thương - Tết nghĩa tình” cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
13:10 13/01/2025
(HGO) - Qua công tác nắm tình hình và tin báo của quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường, Công an huyện Long Mỹ phối hợp với Công an thị trấn Vĩnh Viễn vừa triệt xóa điểm đá gà ăn thua bằng tiền tại ấp 1, thị trấn Vĩnh Viễn.
11:11 13/01/2025
(HG) - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa tống đạt quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam 3 bị can để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm Võ Văn Tỏ, Trưởng Ban Chính sách – Pháp luật và Quan hệ lao động (Liên đoàn Lao động tỉnh),