Thứ Sáu, ngày 15/07/2022 | 19:00
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, phát biểu tại hội thảo.
Đây là một trong những kỳ vọng và gợi mở tại Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch” được UBND tỉnh tổ chức vào chiều ngày 15-7, nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022. Như vậy, với lợi thế, tiềm năng sẵn có, Hậu Giang cần làm gì để có thể về trước trong cuộc cạnh tranh trên bản đồ du lịch vùng và cả nước?.
Hậu Giang mong muốn tiếp tục có cơ hội hợp tác với các vị diễn giả, các doanh nghiệp, và các đối tác để chung tay phát triển du lịch của tỉnh
Chiều ngày 15-7, ông Đoàn Quốc Thật, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch; ông Lê Công Khanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ trì Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch”.
Tại hội thảo, có 7 ý kiến của các đại biểu, tập trung đánh giá thẳng thắn và cởi mở về thực trạng của du lịch Hậu Giang, đề xuất nhiều giải pháp, ý tưởng thiết thực, gắn với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đây là những ý kiến tâm huyết, được các diễn giả chia sẻ, giúp Hậu Giang nhìn nhận những thuận lợi, khó khăn cũng như tìm kiếm những cơ hội đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Đoàn Quốc Thật, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, nhấn mạnh: Rất trân trọng những ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp du lịch… và mong rằng, những giá trị đã trao đổi tại ngày hôm nay sẽ không dừng lại trong khuôn khổ của hội thảo. Hậu Giang mong muốn tiếp tục có cơ hội hợp tác với các vị diễn giả, các doanh nghiệp, và các đối tác để chung tay phát triển du lịch của tỉnh. Hậu Giang phát triển du lịch không chỉ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà quan trọng hơn là bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc. Từ đó, sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, đẩy mạnh tuyên truyền, liên kết truyền thông, thực hiện chuyển đổi số trong phát triển du lịch để quảng bá du lịch, Đề án Tạo dựng hình ảnh Hậu Giang được giới thiệu rộng rãi đến du khách, bạn bè trong nước và quốc tế. Nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác xây dựng các sản phẩm mới. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án giao thông gắn kết với các điểm, dự án, quy hoạch du lịch. Kêu gọi và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cùng xây dựng điểm đến có chất lượng, đa dạng, mang đặc trưng. Triển khai đầu tư dự án xây dựng các ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh nhà...
Quang cảnh hội thảo.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch: Tài nguyên du lịch chưa được khai thác, còn hoang sơ là lợi thế
Sau 2 năm đại dịch Covid-19, du lịch cả nước nói chung và Hậu Giang nói riêng bị thiệt hại rất lớn. Từ đầu năm nay, ngành "công nghiệp không khói" dần phục hồi và bắt đầu phát triển tốt. Du lịch có sự phục hồi mạnh mẽ. Cùng với đó là sự hỗ trợ của Chính phủ, đã mở ra cơ hội, nhưng cùng đó là những thách thức mới. Xu hướng du lịch cũng đã thay đổi, công nghệ 4.0 vươn lên với sự cạnh tranh khốc liệt và Hậu Giang cũng không ngoại lệ. Cơ hội cho Hậu Giang cũng được mở ra, khi tỉnh đang tập trung khai thác thế mạnh sinh thái, văn hóa. Tài nguyên du lịch chưa được khai thác, còn hoang sơ là lợi thế thu hút nhà đầu tư. Hậu Giang đang có cơ hội và lợi thế dù là người mới bắt đầu, đi sau...
Tôi gợi ý 3 vấn đề Hậu Giang tiếp tục quan tâm: Trước hết là chính sách hỗ trợ, đầu tư của tỉnh, cần biến thành chương trình hành động cụ thể, từ quy hoạch đến xúc tiến, quảng bá mang tính khả thi, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Chú trọng đến việc xây dựng sản phẩm du lịch kết hợp với quảng bá bằng hình thức mới, như thông qua một công ty truyền thông để quảng bá có trọng tâm, trọng điểm. Về phía nhà đầu tư, cần có ý tưởng sáng tạo, những dự án cụ thể, sản phẩm, công trình du lịch mới bắt kịp xu thế du lịch hiện đại. Ý tưởng sáng tạo, dựa trên nền là nét văn hóa đặc trưng miền sông nước để xây dựng sản phẩm. Phải liên kết với các công ty lữ hành để tạo nên chuỗi cung ứng, đưa khách đến thông qua những tua, tuyến, tạo nên chương trình du lịch trọn vẹn. Trong đó, cần chú ý gắn với nét du lịch sông nước miệt vườn và tìm được nét riêng của Hậu Giang để xây dựng sản phẩm. Người dân cần có sự vào cuộc, xem du lịch là sinh kế mới bên cạnh nông nghiệp, cùng hợp sức, đồng lòng khai thác tài nguyên du lịch, tạo nên nhiều sự trải nghiệm mới mẻ...
PGS.TS Nguyễn Duy Cần, Trưởng khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ: Phát huy du lịch nông nghiệp bài bản
Giải pháp tổng thể cho phát triển bền vững du lịch nông nghiệp Hậu Giang là quy hoạch và xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp trọng điểm. Cần quy hoạch và phát triển các dự án du lịch nông nghiệp trong tỉnh. Hậu Giang có thể phát triển các dự án mới, mô hình du lịch nông nghiệp trọng điểm; như: Du lịch làng lúa Xà No với Làng lúa truyền thống; cấy lúa 2 lần bằng nọc cấy lúa; bồ đập lúa; vòng cắt lúa; trưng bày dụng cụ truyền thống văn hóa lúa nước Xà No; lễ hội đua trâu, đua ghe; du lịch vườn cây ăn trái: xây dựng khu du lịch cây ăn trái trung tâm (quýt đường Long Trị, khóm Cầu Đúc) và kết nối nhiều vườn cây ăn trái khác; xây dựng các điểm chợ bán trái cây, nhà trưng bày cộng đồng, điểm huấn luyện chiết ghép cành và bán cây giống; khu chế biến, homestay. Điều quan trọng không kém là cần xây dựng hệ thống quản lý và quảng bá hiệu quả. Điều này khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm, thiếu quy hoạch, nhỏ lẻ, không có sự khác biệt và đa dạng, khó khăn tổ chức quản lý, chia sẻ và phục vụ da dạng cho khách du lịch. Bên cạnh đó là đào tạo nhân lực phục vụ du lịch, huấn luyện kỹ năng, thái độ ứng xử, phục vụ, lấy phương châm làm hài lòng du khách là mục tiêu của du lịch.
Bên cạnh đó là các giải pháp hỗ trợ. Người làm du lịch cần có chiến lược đầu tư, chú trọng du lịch trí tuệ, phục vụ cho du khách học được gì, biết được gì qua chuyến du lịch. Để làm được điều nầy, nhà làm du lịch cần liên kết với các nhà chuyên môn: Du lịch nông nghiệp cần hợp tác liên kết với chuyên gia nông nghiệp để bố trí cây trồng, vật nuôi, các mô hình canh tác mới hấp dẫn du khách và gia tăng lợi nhuận của du lịch, giúp du lịch ngày càng phát triển. Và cuối cùng là cần coi trọng đầu tư cho du lịch. Có đầu tư mới có khai thác, du lịch ở ĐBSCL nhờ lợi thế thiên nhiên ưu đãi cho sẵn cảnh quan sông nước, rồi khai thác và khai thác đến cạn kiệt. Do vậy du lịch phải bắt đầu từ đầu tư và tái đầu tư thì mới khai thác bền vững.
Thạc sĩ Nguyễn Bảo Anh, Phó Viện trưởng Viện đào tạo sau đại học và lãnh đạo, Trường Đại học Hoa Sen: Du lịch thông minh là xu thế tất yếu!
Du lịch thông minh là xu thế tất yếu của sự phát triển ngành du lịch “xuyên biên giới”. Cửa ngõ của du khách trong thời đại công nghiệp 4.0 từ khi có ý định đi du lịch là trang website và ứng dụng điện tử của điểm đến, trước khi đến sân bay hay các đường giao thông khác. Để xây dựng du lịch thông minh, cần sự đồng bộ triển khai của nhiều ngành bởi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Dữ liệu dùng chung là yếu tố cần và tiên quyết, theo đó là các ứng dụng của công nghệ, AI… Du lịch thông minh phải hướng tới đạt được đồng bộ 4 mục tiêu: gia tăng trải nghiệm, hình thành hệ sinh thái kinh doanh thông minh, hiệu quả trong quản lý Nhà nước và dự báo, mang lại lợi ích và cho bốn đối tượng: du khách và người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý.
Giải pháp trọng tâm để phát triển du lịch thông minh là xây dựng kho dữ liệu du lịch tích hợp, phục vụ đồng thời cho bốn đối tượng: khách du lịch, người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; được thiết kế và xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau của thành phố như cơ sở dữ liệu về công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, địa điểm du lịch, cơ sở mua sắm, sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao; tăng cường thu hút và trải nghiệm cho du khách và người dân.
Xây dựng hệ sinh thái đa chiều cho hoạt động kinh doanh du lịch thông qua việc tận dụng tối đa công nghệ 4.0, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, quảng bá hình ảnh, thông tin nhanh chóng về các sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mại… đến người dân và du khách, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tiếp cận đối tác trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt; Giám đốc Công ty Tư vấn thương mại-dịch vụ-du lịch Cộng đồng Việt Nam: Cần một cách tiếp cận mới cho du lịch
Tôi có 5 đề xuất với Hậu Giang là: Cần thay đổi tư duy, tăng doanh thu đầu khách, tạo lợi thế cạnh tranh, sản phẩm đặc thù, giao thông. Làm du lịch là làm kinh tế. Cần đoạn tuyệt tư duy lễ hội, chạy theo số lượng. Xác định du lịch là phải lưu trú. Bên cạnh các khách sạn, resort; rất cần các gardenstay đủ tiện nghị, thoáng, sạch giữa không gian vườn, kênh rạch. Tập trung tăng doanh thu cho từng đầu khách, kéo dài thời gian lưu trú, gắn với nông nghiệp sạch và chất lượng cao. Dùng tinh thần, thái độ phục vụ làm lợi thế cạnh tranh; bên cạnh việc nâng chất dịch vụ. Cập nhật thông tin điểm đến và dịch vụ trên các trang mạng, nhất là google. Xây dựng bộ sản phẩm tua đặc thù để doanh nghiệp lữ hành chọn lựa, thiết kế lại cho phù hợp với từng công ty, từng thị phần. Cùng Trung ương giải quyết bài toán giao thông. Kết nối với ngành nông nghiệp, văn phòng điều phối nông thôn mới cùng hợp lực phát triển du lịch.
Các tỉnh có “Câu cá”, “Tát mướng bắt cá”, “Cá lóc làm xiếc”; Hậu Giang nên có “Câu tôm”, “Câu cua”; “Tát mương nơm cá”, “Xuống ruộng bắt chạch, bắt lươn”; “Cá trê làm trò”, “Cá rô nhảy múa”, “Ếch nhảy cao, nhảy xa”… Xây dựng bộ sản phẩm đặc thù Hậu Giang từ 1- 4 ngày để các công ty lữ hành chọn lựa. Làm bộ thực đơn đặc sản vùng, lấy các món chế biến từ củ hủ khóm, cá thác lác, đọt choại… làm nền, mỗi món ăn đều được đặt tên kiểu Hậu Giang. Tổ chức thi trang trí đường nông thôn mới và vườn nhà. Tạo các đường hoa để khách check in và selfie. Nối tuyến xe buýt đi qua qua điểm đến, tạo thuận lợi cho du khách tự đi du lịch. Xây dựng tour ghép khách định kỳ từ Thành phố Hồ Chí Minh (đường bộ), Cần Thơ (đường bay từ Hà Nội, Đà Nẵng) đến Hậu Giang. Bước đầu có thể bù lỗ (cho vay, trừ vào lợi nhuận). Xác định thị phần trọng tâm để du lịch Hậu Giang tăng tốc là nguồn khách từ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và phía Bắc. Do vậy, cần có các dịch vụ tương ứng. Không để người dân làm du lịch tự phát kiểu “Nông dân nổi dậy”...
Du lịch Hậu Giang muốn tắng tốc cần cách tiếp cận mới, thay đổi suy nghĩ để có những cách làm mới. Rất nhiều việc trong tầm tay, không đơn giản những không quá khó. Hãy bắt đầu bằng những việc cụ thể, thiết thực.
Nghe món "Cơm hàng xóm", "Canh vợ chồng"... thấy ấn tượng hết sức!
Ông Nguyễn Văn Mỹ chia sẻ rất thực tế: "Làm du lịch là làm kinh tế, kinh doanh du lịch là phải giữ chân được khách lưu trú, còn nếu chỉ xách ba lô lên sáng đi chiều về thì chưa thể gọi là kinh doanh du lịch. Cũng đừng nghĩ làm du lịch phải cái gì rất to tát, cao siêu, làm du lịch phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ. Có những câu chuyện về đặt tên cho những món ăn gây ấn tượng với du khách, tôi đã từng đến quán và thích thú khi nghe nói đến món “Cơm hàng xóm”, “Canh vợ chồng”… thật ra thì cũng là cơm và canh bầu nấu râu tôm thôi, nhưng rõ ràng là sự khác biệt. Bên cạnh đó, phải nắm bắt được thị hiếu của du khách, có tầm nhìn-nghĩa là với mình thì nó bình thường nhưng với du khách nó là đặc biệt"...
VĨNH TRÀ ghi nhận
06:22 09/09/2022
(HG) - Với phương châm “2 nhanh” là nhanh giải phóng mặt bằng; nhanh thủ tục đầu tư” và “3 tốt” là cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính xuống chỉ còn 1 tuần.
09:53 08/08/2022
Thành phố Vị Thanh vừa tổ chức đoàn đi xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
11:59 21/07/2022
(HG) - Chiều ngày 20-7, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã dự họp thông qua báo cáo giữa kỳ lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
11:51 21/07/2022
(HG) - Hiện Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh đã có mối quan hệ và hợp tác với 34 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN).
08:37 21/07/2022
Tỉnh nhỏ nhưng khát vọng lớn, với lợi thế lớn từ các dự án giao thông trọng điểm đi qua, Hậu Giang tận dụng tối đa cơ hội vàng này để xây dựng tỉnh nhà trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của ĐBSCL,
01:45 19/07/2022
(HG) - Sở Xây dựng cho biết, đến nay UBND tỉnh đã có quyết định công nhận các chủ đầu tư của 13 dự án khu thương mại, khu đô thị và các khu chức năng trên địa bàn tỉnh.
01:42 19/07/2022
(HG) - Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, thời gian qua, Sở Xây dựng đã tích cực thực hiện quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư sẵn sàng đón nhà đầu tư.
01:17 19/07/2022
(HG) - Hậu Giang đang có nhiều lĩnh vực là thế mạnh, nhất là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị cùng các dự án về du lịch đang kêu gọi đầu tư.
01:15 19/07/2022
Trong chuyến công tác và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang vào sáng ngày 17-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian phân tích về tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
14:58 17/07/2022
(HGO) - Sáng ngày 17-7, trong chương trình làm việc tại Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng,
17:00 21/12/2024
(HG) - Chiều ngày 20-12, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do bà Phạm Thị Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, làm Trưởng đoàn có buổi làm việc định kỳ với Thành ủy Ngã Bảy về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng năm 2024,
17:00 21/12/2024
(HG) - Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 20-12, nhận tin báo từ quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy,
16:59 21/12/2024
(HG) - Sáng ngày 20-12, Tòa án nhân dân thành phố Vị Thanh mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3 xét xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân gas Chín Thảo.
16:52 21/12/2024
Sáng ngày 20-12-2024, Thành Thắng Group (TTG) cùng chủ đầu tư HTC Vị Thanh ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án May Luxury House.