Nông nghiệp Hậu Giang: Rộng cửa đón nhà đầu tư

Thứ Sáu, ngày 15/07/2022 | 04:02

Lĩnh vực nông nghiệp của Hậu Giang hiện có nhiều bước tiến mạnh mẽ nên tạo ra những tiềm năng, cơ hội lớn cùng với các chính sách ưu đãi hấp dẫn đang rộng cửa đón doanh nghiệp, đối tác đến đầu tư phát triển.

Hậu Giang kêu gọi đầu tư liên kết sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với chế biến xuất khẩu lúa, gạo, xây dựng cánh đồng lớn.

Nông nghiệp khởi sắc

Hậu Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các ngành có liên quan của tỉnh không ngừng quan tâm đầu tư, phát triển trên các mặt. Nhờ vậy, tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh có nhiều bước tiến vượt bậc theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hình thành các vùng hàng hóa tập trung quy mô lớn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa nông sản, cũng như tăng tính liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Điển hình trên cây lúa, hiện tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt gần 190.000ha, với năng suất bình quân đạt 6,76 tấn/ha (đứng thứ hai vùng ĐBSCL), tổng sản lượng đạt hơn 1,2 triệu tấn/năm.

Ngành nông nghiệp của tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất các nông sản chủ lực, tiềm năng và đặc trưng của tỉnh.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Điểm nhấn trong sản xuất lúa của tỉnh hiện nay là nhiều địa phương đã hình thành được vùng lúa chất lượng cao, với tổng diện tích hơn 35.000ha, tập trung ở 3 huyện là Châu Thành A, Vị Thủy và Phụng Hiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác thì nông dân trong tỉnh còn ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng hạt gạo như mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, sản xuất lúa thông minh, lúa hữu cơ... Đặc biệt, hiện tỷ lệ nông dân sử dụng cơ giới hóa trong làm đất và thu hoạch lúa đạt 100% và có khoảng 20% áp dụng gieo sạ bằng máy cấy, đồng thời có nhiều diện tích lúa của bà con áp dụng phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái.

Bên cạnh cây lúa thì trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên nhiều lĩnh vực cây trồng, vật nuôi của tỉnh cũng đang tạo đột phá mạnh mẽ về diện tích, sản lượng và áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác. Hiện tại, diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt hơn 43.000ha, tổng sản lượng hàng năm đạt hơn 400.000 tấn; trong đó, nhiều diện tích cây ăn trái như chanh không hạt, bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, mít,… được nông dân trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Ngoài ra, diện tích rau màu của tỉnh hiện đạt 25.800ha, sản lượng đạt 332.000 tấn/năm, trong đó có nhiều diện tích được nông dân trồng trong nhà kính gắn với hệ thống tưới nước nhỏ giọt và trồng rau màu theo mô hình thủy canh sinh thái; đồng thời lĩnh vực chăn nuôi có tổng đàn heo 143.000 con, tổng đàn gia cầm 4,5 triệu con; tổng diện tích nuôi thủy sản 8.100ha, sản lượng đạt 80.000 tấn/năm.

Ông Nguyễn Khắc Lào, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thuận Mỹ, ở ấp 6, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường đã đặt ra nhiều thách thức cho người dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chính vì lẽ đó, người nông dân ở xã Thuận Hưng nói riêng và trong tỉnh nói chung đã và đang có ý thức trong liên kết sản xuất lại với nhau nhằm giảm rủi ro và tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, an toàn cho người tiêu dùng. Riêng tại HTX của tôi hiện bà con liên kết được hơn 120ha đất trồng lúa và tới đây diện tích này còn tăng thêm. Đây thật sự là điều kiện thuận lợi để các công ty, doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu kết hợp đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến tại Hậu Giang”.

Cùng với phát triển sản xuất thì việc tiêu thụ sản phẩm nông sản cũng được ngành chức năng và người dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong đó, điểm nhấn quan trọng là thời gian gần đây, tỉnh quan tâm hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Hiện tại, toàn tỉnh có 105 sản phẩm, chủ yếu là những sản phẩm được chế biến từ thủy sản (cá thát lát) và trái cây được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm đủ điều kiện dự thi sản phẩm OCOP 5 sao của Trung ương.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, cho hay: Đồng hành cùng với các chủ thể trong xây dựng thương hiệu và tạo đầu ra cho sản phẩm OCOP của tỉnh, đồng thời bắt nhịp với làn sóng về ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả trang website nông sản Hậu Giang nhằm giúp nông dân, Tổ hợp tác hay HTX, doanh nghiệp trong tỉnh tạo địa chỉ để đưa sản phẩm của mình lên quảng bá và tiêu thụ được thuận tiện. Hiện trang website nông sản Hậu Giang thu hút gần 2.116 tổ chức và cá nhân đăng ký tài khoản sử dụng, với hơn 326 nông sản, sản phẩm tham gia trên sàn.

Đồng hành cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh phát triển thì Hậu Giang có nhiều yếu tố quan trọng làm bệ đỡ. Bên cạnh 6 tuyến quốc lộ đi qua, Hậu Giang còn có hệ thống sông rạch chằng chịt, nối liền nhau với tổng chiều dài khoảng 2.300km; trong đó, có một số kênh rạch chính như: Xà No, Nàng Mau, Lái Hiếu, Cái Côn - Quản Lộ - Phụng Hiệp, Kinh Xáng… Các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn tỉnh hàng năm mang về nguồn nước ngọt và lượng lớn phù sa để tạo độ màu mỡ cho các loại cây trồng phát triển. Mặt khác, tỉnh còn có hệ thống cảng xuất nhập hàng hóa đi nội địa và quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn (DWT), đồng thời khoảng cách kết nối với cảng hàng không Cần Thơ không quá 20km.

Nhiều ưu đãi hấp dẫn cho nhà đầu tư

Với nhiều tiềm năng về vị trí địa lý, vùng nguyên liệu gắn với việc thời gian qua tỉnh triển khai thực hiện nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư; vì vậy hiện có nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận và triển khai 11 dự án đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây (Westfoods), sau khi Westfoods khảo sát và chọn Hậu Giang làm vùng nguyên liệu khóm MD2 trọng điểm của công ty thì thời gian qua đơn vị luôn nhận được quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, cũng như các ngành chức năng có liên quan của tỉnh.

Chính sự hỗ trợ đó đã giúp Westfoods đang phát triển vùng nguyên liệu khóm MD2 khá tốt trên đất Hậu Giang với tổng diện tích 120ha và góp phần mang lại nguồn lợi nhuận từ 80-90 triệu đồng/ha/năm cho bà con nông dân. Kế hoạch năm 2022-2030, Westfoods tiếp tục mở rộng vùng khóm MD2 tại Hậu Giang và phấn đấu trước năm 2030 đạt diện tích 2.000ha; đồng thời Westfoods cũng đang khẩn trương xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại Hậu Giang, với công suất giai đoạn 1 là 80.000 tấn/năm.

Phát huy kết quả đạt được, tới đây tỉnh Hậu Giang tiếp tục kêu gọi đầu tư 21 dự án vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 7 dự án đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và 14 dự án nằm ở các khu, cụm công nghiệp của tỉnh nhằm phục vụ chế biến. Điểm đặc biệt là vị trí các dự án cần thu hút đầu tư đều nằm ở gần vùng nguyên liệu, giao thông thuận lợi.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết: Hiện Hậu Giang được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ đối với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ thành phố Vị Thanh), để tạo thêm lợi thế cạnh tranh. Do đó, ngoài vị trí thuận lợi của các dự án kêu gọi đầu tư thì khi doanh nghiệp đến với Hậu Giang sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo chính sách của tỉnh khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Theo đó, một số chính sách ưu đãi trọng tâm cho nhà đầu tư như: miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi 10% thuế suất trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; hàng hóa tạo tài sản cố định được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu; hỗ trợ kinh phí tương đương 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư cho 3 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Bên cạnh đó là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu với mức 50 triệu đồng/ha nhưng không quá 10 tỉ đồng/dự án; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ 100% chi phí lập dự án đầu tư nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án; hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm, chế tạo thiết bị linh kiện, máy nông nghiệp, sản xuất sản phẩm phụ trợ; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm…

Ngoài các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư như trên thì định hướng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh thời gian tới là ngành nông nghiệp tỉnh sẽ chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng; đồng thời tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô hàng hóa các nông sản chủ lực và nông sản tiềm năng, đặc trưng của tỉnh như: lúa, mít, chanh không hạt, cá thát lát, lươn, khóm, mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ và cá dầy… theo chuỗi liên kết để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn cho dân cư trong tỉnh, khách du lịch, thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong 21 dự án kêu gọi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp thời gian tới thì tỉnh tập trung vào một số khâu như: Xây dựng vùng cây ăn trái chuyên canh, tập trung gắn với nhà máy chế biến, đóng gói trái cây xuất khẩu; phát triển vùng chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao và theo mô hình kinh tế tuần hoàn; đầu tư liên kết sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với chế biến xuất khẩu lúa, gạo, xây dựng cánh đồng lớn; ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, mới, sạch, tiết kiệm, sử dụng các nguyên liệu thế mạnh của tỉnh...

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thu hút nhiều nhà đầu tư vào tỉnh

06:22 09/09/2022

(HG) - Với phương châm “2 nhanh” là nhanh giải phóng mặt bằng; nhanh thủ tục đầu tư” và “3 tốt” là cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính xuống chỉ còn 1 tuần.

Thành phố Vị Thanh gặt hái nhiều kết quả qua xúc tiến đầu tư

09:53 08/08/2022

Thành phố Vị Thanh vừa tổ chức đoàn đi xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050: Có 32/33 hợp phần cơ bản hoàn thành hiện trạng và định hướng

11:59 21/07/2022

(HG) - Chiều ngày 20-7, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã dự họp thông qua báo cáo giữa kỳ lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Nhiều tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tham gia đầu tư, hỗ trợ các chương trình, dự án cho tỉnh

11:51 21/07/2022

(HG) - Hiện Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh đã có mối quan hệ và hợp tác với 34 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN).

Tận dụng cơ hội vàng từ các dự án giao thông trọng điểm

08:37 21/07/2022

Tỉnh nhỏ nhưng khát vọng lớn, với lợi thế lớn từ các dự án giao thông trọng điểm đi qua, Hậu Giang tận dụng tối đa cơ hội vàng này để xây dựng tỉnh nhà trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của ĐBSCL,

Công nhận chủ đầu tư 13 dự án khu thương mại, khu đô thị và các khu chức năng

01:45 19/07/2022

(HG) - Sở Xây dựng cho biết, đến nay UBND tỉnh đã có quyết định công nhận các chủ đầu tư của 13 dự án khu thương mại, khu đô thị và các khu chức năng trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch các khu đô thị mới, sẵn sàng đón nhà đầu tư

01:42 19/07/2022

(HG) - Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, thời gian qua, Sở Xây dựng đã tích cực thực hiện quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư sẵn sàng đón nhà đầu tư.

Nhiều định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch

01:17 19/07/2022

(HG) - Hậu Giang đang có nhiều lĩnh vực là thế mạnh, nhất là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị cùng các dự án về du lịch đang kêu gọi đầu tư.

Hậu Giang cần phát huy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

01:15 19/07/2022

Trong chuyến công tác và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang vào sáng ngày 17-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian phân tích về tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Hậu Giang phải biến khát vọng thành hành động, biến tiềm lực thành nguồn lực phát triển

14:58 17/07/2022

(HGO) - Sáng ngày 17-7, trong chương trình làm việc tại Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin sáng 22-12: Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về mã độc lây nhiễm qua thiết bị lưu trữ

06:00 22/12/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mở rộng dạy chương trình tích hợp nước ngoài ở Việt Nam; Công bố 10 sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường; EU xây hệ thống vệ tinh 11,1 tỉ USD cạnh tranh với Starlink; Loài sóc ăn chay bỗng thành 'vua' săn chuột.

Thành phố Ngã Bảy hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

17:00 21/12/2024

(HG) - Chiều ngày 20-12, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do bà Phạm Thị Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, làm Trưởng đoàn có buổi làm việc định kỳ với Thành ủy Ngã Bảy về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng năm 2024,

Phát hiện nhóm đối tượng sử dụng ma túy

17:00 21/12/2024

(HG) - Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 20-12, nhận tin báo từ quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy,

Vụ gas Chín Thảo, tiếp tục hoãn xét xử do vắng mặt nhiều người

16:59 21/12/2024

(HG) - Sáng ngày 20-12, Tòa án nhân dân thành phố Vị Thanh mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3 xét xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân gas Chín Thảo.