Đổi mới đối thoại và thương lượng tập thể để doanh nghiệp và người lao động cùng hưởng lợi

Thứ Tư, ngày 18/09/2024 | 16:56

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, tăng cường đối thoại và thương lượng tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi của người lao động, mà còn góp phần cải thiện môi trường làm việc, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đây là một trong những yếu tố then chốt giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.

Người lao động Hà Nội nêu câu hỏi tại buổi đối thoại giữa đại diện doanh nghiệp và lãnh đạo UBND TP Hà Nội. Ảnh minh họa

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023-2028” do Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang ký. Đây được coi là bước tiến chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động đối thoại, thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động, từ đó tạo ra môi trường lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Những mục tiêu mới

Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công tác đối thoại và thương lượng tập thể. Đặc biệt, số lượng và chất lượng thỏa ước lao động tập thể đã tăng mạnh, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả cho giai đoạn tiếp theo.

Theo đó, chương trình mới lần này sẽ hướng đến khắc phục những điểm yếu trong công tác đối thoại, đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nhằm tạo bước đột phá trong quá trình thương lượng tập thể. Theo ông Nguyễn Đình Khang, mục tiêu chính của chương trình là “nâng cao số lượng và chất lượng đối thoại, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể”, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có đủ năng lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ này.

Chương trình đã đề ra các chỉ tiêu cho giai đoạn 2023-2028, nhằm đảm bảo tất cả các công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp nhà nước và ít nhất 85% công đoàn cơ sở ở khu vực ngoài nhà nước phải tham gia ban hành và thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, 100% các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố cũng phải chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức đối thoại với đoàn viên và người lao động.

Một mục tiêu khác là thúc đẩy việc thương lượng tập thể ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, với ít nhất 83% doanh nghiệp đạt được thỏa ước lao động tập thể vào năm 2028. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu bao phủ thỏa ước lao động tập thể ít nhất 85% tổng số người lao động tại các doanh nghiệp này, với 50% trong số đó đạt loại B trở lên về chất lượng thỏa ước.

Theo đó, mỗi liên đoàn lao động cấp tỉnh và các công đoàn ngành trung ương sẽ phải ký kết ít nhất một thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp tham gia, nếu có từ 80.000 đoàn viên trở lên.

Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện

Để hiện thực hóa các mục tiêu quan trọng trên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ chỉ đạo toàn diện, từ việc nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn đến kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện chương trình. Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai chương trình, do Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn làm trưởng ban, cùng sự tham gia của các trưởng ban quan hệ lao động, tài chính cũng như đại diện các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố.

Trong quá trình triển khai, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và địa phương, đồng thời nghiên cứu học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế để áp dụng phù hợp với tình hình tại Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên và người lao động về tầm quan trọng của công tác đối thoại và thương lượng tập thể thông qua các kênh thông tin, tuyên truyền rộng rãi.

Chương trình cũng khuyến khích việc biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đối thoại và thương lượng, nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động này phát triển.

Theo yêu cầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mỗi cấp công đoàn phải xây dựng chương trình hoặc kế hoạch cụ thể để lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ vào hoạt động của mình. Ban chỉ đạo hoặc tổ chỉ đạo tại các địa phương sẽ hỗ trợ thực hiện và theo dõi tiến độ triển khai.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở trong quá trình thương lượng, hướng dẫn xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và đảm bảo việc thực hiện đối thoại, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Trong khi đó, công đoàn cơ sở phải thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế tại doanh nghiệp, từ đó đưa ra những kiến nghị, tham gia thương lượng phù hợp với hoàn cảnh của đơn vị mình.

Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững

Một trong những mục tiêu chiến lược của chương trình là tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. “Đối thoại và thương lượng tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi của người lao động, mà còn góp phần cải thiện môi trường làm việc, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đây là một trong những yếu tố then chốt giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế quốc gia”, ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhấn mạnh.

Chương trình còn nhấn mạnh việc đầu tư đủ nguồn lực cho công tác này, bao gồm cả kinh phí, nhân lực và cơ sở vật chất. Đồng thời, công tác tập huấn về kiến thức và kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể cho cán bộ công đoàn các cấp cũng được coi là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng thỏa ước lao động tập thể.

Theo VĂN PHÚC/sggp.org.vn

Xem thêm

4 cá nhân được biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu toàn quốc

08:23 03/12/2024

(HG) - Đó là bà Lê Thanh Hà, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp 3A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A; bà Phạm Thị Bé, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ; bà Nguyễn Thị Tuyết, hội viên Chi hội Phụ nữ khu vực 6, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ và bà Lưu Thị Đời, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 8, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy.

19 giải thưởng Cuộc thi “Đường hoa, nhà sạch”

07:19 29/11/2024

(HG) - Kết thúc Cuộc thi “Đường hoa, nhà sạch” năm 2024, Ban tổ chức xét chọn trao 19 giải thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, trong đó, giải nhất tập thể thuộc về Hội LHPN xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy.

Phối hợp thực hiện hiệu quả phong trào “Dân vận khéo”

09:59 28/11/2024

Nhờ phối hợp tốt trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị mà các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh đã góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trên địa bàn.

Mỗi ngày lan tỏa một thông tin tích cực

08:29 27/11/2024

Tập trung vào mục tiêu lấy “xây” để “chống”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, mô hình “Phủ xanh thông tin tích cực” được Hội LHPN tỉnh thực hiện thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền trong toàn Hội và ngoài xã hội.

Nâng cao nhận thức phụ nữ về bình đẳng giới

08:18 27/11/2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ đang tiếp tục tăng cường thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong tình hình mới.

Phát triển mới hơn 23.900 đoàn viên, hội viên

08:45 15/11/2024

(HG) - Đầu năm đến nay, qua thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã phát triển mới hơn 23.900 đoàn viên, hội viên.

277 chi hội trưởng cựu chiến binh là đảng viên

10:55 06/11/2024

(HG) - Đầu năm đến nay, Hội Cựu chiến binh (CCB) toàn tỉnh phát triển mới được 434 hội viên, vượt 2,35% so chỉ tiêu năm, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh là 11.984.

4 đơn vị thực hiện thí điểm mô hình “Ngôi nhà 4 sạch”

07:52 05/11/2024

(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).

Phụ nữ tích cực thực hiện “5 không, 3 sạch”

07:29 01/11/2024

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, qua đó góp phần nâng cao ý thức của hội viên, phụ nữ trong thực hiện 8 tiêu chí của cuộc vận động này.

Kết nạp hơn 510 người lao động vào tổ chức Công đoàn

09:52 31/10/2024

(HGO) - Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Lạc Tỷ II, thuộc Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh vừa tổ chức Lễ kết nạp người lao động vào tổ chức Công đoàn tháng 10 năm 2024.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cho Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

21:51 03/12/2024

(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.

Phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam

21:49 03/12/2024

(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.

Khẩn trương giải ngân nguồn vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024

21:48 03/12/2024

(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tạm giữ trên 2.000 sản phẩm “túi mù” không có hóa đơn chứng từ

08:26 03/12/2024

(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.