Thứ Sáu, ngày 06/07/2018 | 08:25
Mật số cá lau kiếng tăng nhanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thủy sản khác là kết quả mà thạc sĩ Lê Kim Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, đã điều tra được trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển”.
Ngoài thả cá thì cần tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đánh bắt quá mức mới có thể tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.
Qua các mẫu thu thập số liệu, cá lau kiếng có mật số xuất hiện thứ 2 sau cá mè vinh với sản lượng 5,58 tấn/năm. Theo các tài liệu điều tra trước đó, cá lau kiếng còn gọi là cá lau kính hay cá cọ bể, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhiều năm trước được du nhập vào Việt Nam qua đường kinh doanh cá cảnh với công dụng là “dọn vệ sinh” các hồ cá cảnh. Đặc điểm của cá lau kiếng thuộc loại mắn đẻ nên chúng phát triển rất nhanh, có khả năng sinh tồn ở bất cứ nơi nào có nước, như: ao nuôi cá, kênh mương thủy lợi, giếng lấy nước sinh hoạt, kể cả những nơi bùn lầy, nước đọng bị ô nhiễm, chính vì vậy mà mật số càng tăng nhanh. Mặt khác, cá lau kiếng là loài gây hại, chúng phá bờ, cắn lưới của ngư dân. Vì cá lau kiếng thường đào hang để trú ẩn (chiều dài hang phổ biến từ 0,5-1m) nên dễ gây ra xói lở bờ sông, kênh, rạch, ao đìa… và còn cạnh tranh gay gắt thức ăn với các loài thủy sản bản địa. Khi đàn cá lau kiếng càng phát triển thì khả năng cung cấp thức ăn và nơi cư trú cho các loài thủy sản bản địa càng giảm dần, nhất là động vật đáy và côn trùng. Đặc biệt, cá lau kiếng có thể ăn cả trứng và cá con của các loài cá bản địa. Từ tập tính ăn tạp ở tầng đáy đã tác động trực tiếp đến hệ thực vật thủy sinh ở nền đáy và ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái.
Cũng qua nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài còn nhận thấy mật số xuất hiện của các loài như cá lóc, cá trê có tần suất xuất hiện rất thấp, trong khi đây là những loại cá phổ biến, có giá trị kinh tế nhiều năm nay của tỉnh. Thậm chí một số loại cá quý hiếm đặc sản trước đây của tỉnh như cá phèn vàng, cá dầy không hoặc chỉ xuất hiện 1 lần trong số lần điều tra. Mặc dù, các điểm thu thập số liệu là tuyến sông lớn trên địa bàn huyện Châu Thành, sông Nước Đục, sông Cái Lớn, kênh xáng Xà No… Bằng phương pháp lưới kéo ở tầng đáy của các sông, chủ nhiệm chỉ tìm được đa số là cá lau kiếng, cá rô phi và một số loài tôm, tép. Chủ nhiệm đề tài cho biết: “Mấy năm trước, vào dịp thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, có một số người dân đã mua cá lau kiếng để thả. Một phần do người dân không biết sự gây hại của nó, phần vì giá cá rẻ có vài ngàn/kg. Mặt khác, vì thịt cá lau kiếng được người dân đánh giá khá ngon nên dẫn đến mật độ gia tăng đáng kể như hôm nay”.
Cũng theo thạc sĩ Lê Kim Ngọc, trước tình trạng đó, ngành đã khuyến cáo người dân không thả phóng sinh loại cá này. Bên cạnh đó, ngành cũng đang tìm cách tái tạo lại nguồn lợi cho các loại cá có giá trị kinh tế của tỉnh như cá lóc đồng, cá trê vàng, cá phèn vàng… Kết quả nghiên cứu của đề tài còn cho thấy, tần suất đánh bắt của người dân ngày càng tăng. Hơn nữa, những loại lưới có mắt nhỏ cũng được thường xuyên sử dụng khiến nguồn thủy sản ngày càng bị tận diệt. Nguồn lợi thủy sản suy giảm, nhất là các loài cá có giá trị kinh tế cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm nguồn lợi thủy sản là do có trên 53% số hộ/304 hộ tham gia phỏng vấn khai thác quanh năm, còn lại là đánh bắt cá theo mùa. Đa số các hộ có thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao nên việc thực hiện pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn hạn chế; các hình thức khai thác mang tính hủy diệt, vi phạm về kích thước ngư cụ, mắt lưới vẫn thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó, nguồn nước thải ra kênh, rạch sau quá trình sản xuất nông nghiệp có sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học nhiều khiến môi trường nước ô nhiễm. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến sự sống còn, nhân đàn của các loại thủy sản.
Để phát triển, khai thác thủy sản một cách hiệu quả và bền vững thì giải pháp chính vẫn là khâu tuyên truyền. Theo chủ nhiệm đề tài, trước tiên phải làm cho người dân hiểu và tuân thủ tốt quy định, luật pháp về luật đánh bắt thủy sản. Trong khai thác cá, người dân nên sử dụng những loại ngư cụ được cho phép, đánh bắt loại cá đã đạt kích cỡ, không bắt cá non, cá lòng ròng. Ngoài ra, tăng cường các hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản để tạo nguồn cá tự nhiên, đa dạng loài.
Tuy nhiên, đối với một số loài cá có giá trị kinh tế như cá lóc đồng, cá trê vàng thì khó tăng ngay mật số. Vì vậy, trong ngành thủy sản hiện nay đang dùng giải pháp gia tăng mật số bằng hình thức nuôi cá ruộng, nuôi vèo. Cá sẽ được nuôi bằng thức ăn tự nhiên là cá tạp, ốc bươu vàng. Tuy làm theo cách này cá chậm lớn, thời gian kéo dài nhưng cho chất lượng cá ngon không kém gì cá tự nhiên.
Bên cạnh đó, vấn đề bức thiết là khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, hạn chế làm ô nhiễm môi trường nước. Theo đó, người dân nên tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học thay cho thuốc hóa học vào canh tác. Có như vậy, sẽ hạn chế được độc chất, mật số cá mới dần tăng, lượng cá sẽ đa dạng và phong phú trở lại. Ngoài ra, đối với cá lau kiếng, cần có biện pháp cụ thể hơn để quản lý tốt như không nhân đàn hay thả nuôi. Bên cạnh đó, kêu gọi người dân đánh bắt, tiêu diệt từ cá con đến cá trưởng thành; tát cạn ao nuôi, dùng vôi bột để làm sạch ao nhằm tiêu diệt trứng và cá con lau kiếng; đối với thịt cá lau kiếng cũng có thể chế biến để làm thức ăn cho người, gia súc, gia cầm. Có như vậy, cá lau kiếng sẽ giảm mật số, dần tái tạo lại nguồn cá có giá trị cho tỉnh nhà.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
08:03 30/06/2025
Trong bối cảnh giao thời chuyển giao thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp, ngành y tế thông tin mọi hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân vẫn được duy trì như bình thường.
09:51 27/06/2025
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngành Y tế tỉnh quan tâm thực hiện nhiều hình thức đào tạo, thu hút nguồn nhân lực bác sĩ. Đây được xem là nhiệm vụ cốt yếu để thực hiện mục tiêu nâng cao sức khoẻ Nhân dân.
18:15 26/06/2025
(HGO) – Sau bài thi đầu tiên vào buổi sáng, chiều nay (26-6), các thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh, bước vào môn thi toán, với thời gian làm bài 90 phút. Nhiều thí sinh chia sẻ đề môn toán năm nay không dễ lấy điểm cao.
13:03 26/06/2025
(HGO) – Sáng nay (26-6), thí sinh trên địa bàn tỉnh chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với bài thi đầu tiên môn ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây là môn thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi. Theo ghi nhận tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, thí sinh thi đánh giá đề thi môn ngữ văn vừa sức sát với tình hình thực tế.
09:19 26/06/2025
(HGO) – Sáng 26-6, cùng với thí sinh cả nước, hơn 7.400 thí sinh tỉnh Hậu Giang chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
08:42 26/06/2025
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nấm, đã góp phần tạo nguồn thực phẩm an toàn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
09:55 25/06/2025
(HG) - Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:00 25/06/2025
(HG) - Ngày 24-6, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Tổ chức Room to Read tổ chức Tập huấn triển khai nhân rộng thiết lập thư viện và quản lý vận hành mô hình Thư viện thân thiện cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.
20:02 24/06/2025
(HGO) – Chiều ngày 24-6, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi kiểm tra một số điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn huyện Châu Thành.
06:39 24/06/2025
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sắp diễn ra. Tỉnh huy động mọi nguồn lực, hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng với mục tiêu tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không để vì sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến kỳ thi quan trọng.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...