Thứ Tư, ngày 24/02/2016 | 08:22
Thông qua dự án “Chăm sóc và quản lý chanh không hạt theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm”, từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành đã hướng dẫn nông dân chuyển hướng sang kiểu canh tác an toàn, hiệu quả với phân hữu cơ vi sinh.
Theo ông Ấm, phân hữu cơ vi sinh giúp cây chanh kéo dài tuổi thọ, chất lượng trái tốt mà còn an toàn cho người sử dụng.
Chủ nhiệm dự án Lê Minh Chiến, cán bộ Phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, nhận định: “Phân ủ hữu cơ vi sinh không còn là một mô hình mới mẻ đối với nông dân Hậu Giang. Thế nhưng, vì thói quen sản xuất theo tập quán mà đa số nông dân chưa mặn mà với loại phân này. Thông qua dự án, ngành khuyến nông mong muốn được hướng dẫn kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh, nâng cao kỹ năng cho nông dân. Mặt khác, thông qua đây, tiếp tục củng cố chất lượng sản phẩm chanh không hạt trên địa bàn, nâng cao thu nhập cho nông dân và dần mở rộng diện tích”.
Từ tháng 7 đến tháng 12-2015, dự án được triển khai tại xã Đông Thạnh, xã Đông Phước A và xã Phú An, huyện Châu Thành, với quy mô 13ha, 24 hộ tham gia. Dự án đã kết hợp với Công ty TNHH Sao Vàng Mê Kông cung cấp 52 tấn phân hữu cơ vi sinh cho nông dân tham gia. Mỗi kilôgram phân, người dân được dự án hỗ trợ 30% chi phí.
Ban đầu tham gia dự án, người dân còn e ngại vì số lượng phân hữu cơ phải sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, qua vận động và tập huấn của cán bộ khuyến nông, nông dân tham quan mô hình ủ phân hữu cơ trở nên thích thú với cách làm mới này. Ông Trần Văn Ấm, ở ấp Phước Tiến, xã Đông Thạnh, nhận xét: “Thời gian ủ phân cũng nhanh, đơn giản mà hiệu quả rất tốt. Năm rồi, tôi chỉ bón một đợt phân hữu cơ vi sinh cho vườn chanh hơn chục năm tuổi mà thấy cây như được trẻ hóa ra vậy. Còn những cây tơ thì tốt hơn, cho trái xum xuê”. Bón phân hữu cơ vi sinh, ông Ấm không lo vấn đề kiểm nghiệm chặt chẽ của công ty thu mua, bởi ông đã tiết giảm được liều lượng phân hóa học trong trái. Tháng rồi, ông Ấm còn qua tỉnh Trà Vinh xin phân gà của người bà con về ủ phân hữu cơ vi sinh. Bởi, ông Ấm nhận thấy dù hiệu quả chậm (khoảng 4-5 tháng), nhưng đất tơi xốp, tốt cho cây, giúp vườn cây của ông được kéo dài tuổi thọ, tạo thêm nhiều mùa trái bội thu cho gia đình.
Hiệu quả lan rộng của dự án không những giúp người dân trồng chanh không hạt quen dần với sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh, mà còn giúp hơn 100 hộ nông dân trong huyện biết cách cải tạo, tăng độ màu mỡ của đất, giảm ô nhiễm môi trường thông qua biện pháp ủ phân vi sinh, góp phần ổn định sinh kế. Ông Hồ Văn Hồng, ở ấp Phước Long, xã Đông Phước A, chia sẻ: “Tôi trồng chanh không hạt khoảng 8 năm nay, chủ yếu là bón phân hóa học nên đất bắt đầu bạc màu, cây cũng dần cỗi. Năm rồi, vườn chanh được bón phân hữu cơ vi sinh vào thấy khác hẳn, màu sắc và phẩm chất trái chanh đạt hơn so với các đợt trái trước. Trái mau lớn hơn vì bộ rễ được phát triển trên nền đất tơi xốp của phân hữu cơ”.
Những vụ trước, mỗi năm ông Hồng phải tốn khoảng 60 triệu đồng mua phân hóa học. Năm qua, chỉ với 2 lần bón phân hữu cơ vi sinh, ông đã tiết giảm được khoảng 30% chi phí. Theo nhẩm tính, ông Hồng giảm được khoảng 18 triệu đồng tiền phân, lợi nhuận thu về hơn 265 triệu đồng chỉ với 5 công chanh không hạt. Năm nay, dù dự án đã kết thúc, nhưng ông Hồng vẫn tiếp tục cách làm mới này. Được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật về cách tự ủ phân hữu cơ vi sinh, ông Hồng đã mua 20 tấn phân gà ủ với lá nhãn, nấm Trichoderma để chuẩn bị cho đợt bón vào đầu mùa mưa tới.
Chủ nhiệm dự án Lê Minh Chiến cho biết thêm: “Qua dự án, chúng tôi đã ghi nhận được sự quan tâm nhiều của nông dân. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục tập huấn, triển khai để nông dân khác đến tham quan học hỏi những mô hình thành công. Hy vọng, dự án sẽ dần tạo nên thói quen canh tác theo phương thức canh tác an toàn trong dân, để từ đó, bà con nông dân cho ra những sản phẩm chanh an toàn, chất lượng, hướng đến thị trường xuất khẩu, góp phần phát triển thương hiệu cho chanh không hạt Hậu Giang”.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
09:05 04/12/2024
Công nghệ sấy đã và đang được ứng dụng trong chế biến nhiều loại nông sản đặc trưng, chủ lực trên địa bàn tỉnh, xu hướng này được kỳ vọng sẽ tạo thêm đầu ra và nâng tầm giá trị nông sản tỉnh nhà.
08:21 03/12/2024
Với kỳ vọng nâng tầm trái mít Hậu Giang, Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã thực hiện nhiều nội dung tiếp sức cho loại nông sản chủ lực này.
07:57 02/12/2024
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.
16:31 30/11/2024
(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.
07:15 29/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.
18:21 28/11/2024
(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.
09:39 28/11/2024
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.
08:19 25/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.
07:34 23/11/2024
(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
07:30 22/11/2024
(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.
09:10 04/12/2024
Các cấp hội chữ thập đỏ (CTĐ) trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay nhằm chung tay vì người nghèo, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống ngày một ổn định.
09:09 04/12/2024
Kỳ họp cuối năm 2024 HĐND thành phố Vị Thanh đang được chuẩn bị kỹ lưỡng, khẩn trương, chất lượng theo luật định.
09:08 04/12/2024
Thực hiện theo lời Bác dạy: “Thanh niên phải rèn luyện thể dục, thể thao vì thanh niên là tương lai của đất nước”, thầy Võ Trần Huy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hòa, huyện Châu Thành A không chỉ là tấm gương sáng về sự nghiệp giáo dục, mà còn thắp lên ngọn lửa đam mê thể thao cho thế hệ trẻ.
09:06 04/12/2024
Giải thưởng Sách quốc gia 2024 vừa gọi tên những tác phẩm xuất sắc với những tác giả đặc biệt. Đây là ghi nhận xứng đáng dành cho những cá nhân, tập thể đã miệt mài lao động để có những tác phẩm có giá trị.