Bảo tồn nguồn gen nông sản quý

Thứ Hai, ngày 05/02/2018 | 09:30

Hiện nay, nhiều mô hình sản xuất mới đã được nhân rộng và phát triển trong nông hộ. Vì vậy, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Hậu Giang (trung tâm) đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhằm cung cấp cho người dân nguồn giống chất lượng, bảo vệ nguồn gen quý bản địa vốn là đặc sản của tỉnh nhà.

Quýt đường đã được bảo tồn 2ha, giúp người dân trong tỉnh giảm lo lắng về nguồn giống sạch bệnh.

Tính cấp thiết của bảo tồn nguồn gen đã được UBND tỉnh nhận thấy nên 2 năm trước, UBND tỉnh đã ký Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch hành động đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Sau đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Hành động về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vào ngày 7 tháng 11 năm 2016. Theo đó, trong năm 2016, chủ nhiệm dự án Võ Đức Thái, chuyên viên trung tâm thực hiện nhiệm vụ: “Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen các loại nông sản của tỉnh”. Đến nay, các nguồn gen quý của tỉnh đã được lưu giữ, bảo tồn tại trung tâm một cách an toàn và đang phát triển mạnh.

Chủ nhiệm dự án Võ Đức Thái cho biết: “Mục tiêu dự án là tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước về đa dạng sinh học và công tác bảo vệ các nguồn gen. Từ nghiên cứu sẽ đề ra các phương pháp bảo tồn, khai thác và bảo vệ các hệ sinh thái, các nguồn gen một cách bền vững nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật tồn tại trên địa bàn tỉnh. Hướng đến sự tham gia và nâng cao nhận thức của cộng đồng vào công tác bảo tồn”. Do kinh phí hạn hẹp nên năm 2016, chủ nhiệm dự án mới thực hiện bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cho cây quýt đường và khóm queen Cầu Đúc. Quýt đường thì được bảo tồn trong điều kiện cây vi ghép nhà lưới và bảo tồn ngoài đồng, còn khóm queen Cầu Đúc được bảo tồn trong phòng thí nghiệm và lưu trữ nguồn gen ngoài đồng.

Được biết, nguồn gen bảo tồn (chồi ghép) được lấy từ các cây đầu dòng quýt đường thuộc xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A và xã Long Trị, thị xã Long Mỹ; cây khóm queen Cầu Đúc được lấy từ cây đầu dòng bố mẹ sạch bệnh tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Gốc ghép của cây quýt thì được lấy từ các giống quýt đường có khả năng sinh trưởng mạnh và sức chống chịu tốt. Cả 2 chồi ghép và gốc ghép được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng (môi trường MS) là môi trường được dùng trong thí nghiệm kết hợp với các nồng độ khác nhau của chất kích thích sinh trưởng. Môi trường MS chứa 7 loại chất đa lượng; 7 chất vi lượng; 4 loại vitamin thiết yếu; Glycine; agar và đường Sucrose, đủ để nuôi mầm phôi phát triển.

Kết quả sau 1 năm thực hiện nhiệm vụ, chủ nhiệm Võ Đức Thái đã bảo tồn tại vị (gọi là bảo tồn in-situ) cho 1ha chuyên canh cây khóm queen Cầu Đúc tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến. Bảo tồn tại chỗ 2ha chuyên canh cây quýt đường (1ha tại xã Long Trị, 1ha tại xã Thạnh Xuân). Ngoài ra, chủ nhiệm còn bảo tồn ngoại vi (gọi là bảo tồn ex-situ) cho 200 chai khóm queen Cầu Đúc sạch bệnh (không nhiễm bệnh héo khô đầu lá) bằng phương pháp invitro (trong ống nghiệm); 10 cây vi ghép sạch bệnh trong nhà lưới chống côn trùng được lưu giữ tại trung tâm.

Ông Lâm Trường Thọ, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, nhận xét: “Nhà khoa học đến bảo tồn gen cho khóm, nông dân chúng tôi rất vui. Vì mấy năm trước khóm bị bệnh chết nhiều mà không biết cách xử lý, cũng không biết tìm cây sạch bệnh ở đâu về trồng lại. Giờ có khu bảo tồn thì nông dân ở đây đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng khóm để cung cấp cho doanh nghiệp đến thu mua”.

Tiếp tục thực hiện theo chủ trương, định hướng của tỉnh, năm 2017, trung tâm triển khai bảo tồn nguồn gen cam sành của tỉnh. Bởi, hiện nay cam sành bị ảnh hưởng vì dịch bệnh vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ. Hình thức bảo tồn tại chỗ đối với cây cam sành có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ duy trì được sự tiến bộ nguồn gen mà qua thời gian sàng lọc, phương pháp này có thể mở rộng nguồn gen. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc trung tâm, cho hay: “Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo tồn gen cho tỉnh. Theo đó, trong năm 2018 sẽ bảo tồn gen cho cây cam xoàn, năm 2019 là bưởi Năm Roi, đến năm 2020 là cam mật, xoài cát Hậu Giang... Sở dĩ chúng tôi đã hoạch định lộ trình như thế để trên cơ sở bảo tồn và lưu giữ một nền tảng di truyền phục vụ cho công tác cải thiện giống cây trồng trước mắt và lâu dài. Nguồn gen được bảo tồn sẽ tăng được tính chống chịu của chúng với các điều kiện tự nhiên bất lợi, góp phần tăng năng suất theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.

Bài, ảnh: TRÚC ANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, phục vụ sự phát triển

07:57 02/12/2024

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Nghiên cứu chiết xuất và đa dạng các sản phẩm từ trầu

07:15 29/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

18:21 28/11/2024

(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.

Ứng dụng công nghệ để phát triển thương hiệu xoài của tỉnh

09:39 28/11/2024

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít của tỉnh

08:19 25/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng 30ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP

07:30 22/11/2024

(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.

Thành phố Vị Thanh 6 năm liên tiếp xếp hạng nhất thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ

08:31 21/11/2024

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.

Tìm giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh nhà

08:55 20/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.