Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc chuyển đổi số

Thứ Tư, ngày 13/07/2022 | 16:52

Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện của riêng tỉnh Hậu Giang, mà là câu chuyện lớn của vùng và cả nước. Tuy nhiên, để có bước tiến mạnh mẽ hơn về chuyển đổi số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần có những liên kết chặt chẽ hơn, để tạo một điểm nhấn riêng, không thể mỗi địa phương làm mỗi kiểu.

Bài 3: Chuyển đổi số - Câu chuyện lớn của vùng

Chuyển đổi số ở đồng bằng sông Cửu Long nên bắt đầu từ đâu?, theo các chuyên gia công nghệ: Nên bắt đầu từ những thế mạnh hiện có và rất tiềm năng của vùng, nhưng quá trình đi đến thành công không phải một ngày, một bữa.

Theo các chuyên gia: Đồng bằng sông Cửu Long với thế mạnh nông nghiệp, thì chuyển đổi số nên bắt đầu từ đây.

Chuyển đổi số từ thế mạnh của vùng

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây chủ lực. Hiện tại, sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ trọng rất lớn.

Không nằm ngoài xu thế tất yếu phải chuyển đổi số, ngành nông nghiệp ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nhằm hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sạch và hiện đại, giúp nông dân vươn xa và có trách nhiệm với người tiêu dùng. Tuy nhiên, đến nay việc chuyển đổi số trong nông nghiệp vẫn còn nhiều điểm nghẽn, cần được khơi thông.

Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, nêu một vấn đề thực tế: Ở đồng bằng sông Cửu Long có một câu chuyện năm nào cũng xảy ra, đó là điệp khúc được mùa mất giá, có những nông dân ở làng hoa Sa Đéc mỗi năm đem hoa lên Thành phố Hồ Chí Minh bán, đến gần giao thừa lại chính tay mình đập bỏ những chậu hoa mà mình từng chăm chút… như vậy, công nghệ nói chung, chuyển đổi số nói riêng phải góp phần giải quyết vấn đề tiêu thụ, đầu ra, sau đó nói đến những chuyện lớn hơn như xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, dữ liệu về an toàn thực phẩm trên nền tảng ứng dụng công nghệ số.

Đồng tình với ông Tuấn, theo ông Phạm Ngọc Hoàng Nam, Trưởng phòng Dịch vụ Phần mềm, Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT: “Để chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp trước hết, cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ngành, cung cấp nhiều giải pháp hiện đại trong nông nghiệp để nông dân tiếp cận. Mặt khác, việc thay đổi nhận thức cho người nông dân về chuyển đổi số cũng cần được tập trung thực hiện, bởi muốn chuyển đổi số nông nghiệp, thì trước hết nông dân phải hiểu chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với việc canh tác truyền thống. Ngoài những yếu tố trên, thì chính sách của tỉnh để khuyến khích các cá nhân, hợp tác xã ứng dụng công nghệ đưa thương hiệu tiến xa cũng là yếu tố rất quan trọng”.

Theo các chuyên gia, để phát triển bền vững trong tương lai, nông nghiệp cần bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, chứ không dừng lại ở canh tác, sản xuất, kinh doanh theo phương thức truyền thống. Chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất làm việc, nâng cao lợi nhuận, tối ưu hóa sản xuất và đem lại cơ hội mở rộng cao hơn.

Ông Nguyễn Thái Việt Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ thông minh MiSmart, bộc bạch: “Đồng bằng sông Cửu Long nên tập trung chuyển đổi số về nông nghiệp và tập trung vào người nông dân. Làm sao để người nông dân có khả năng ở lại đồng bằng sông Cửu Long để làm kinh tế và làm kinh tế đạt được hiệu quả. Chúng ta tập trung vào con người, đào tạo từ kỹ năng, kiến thức đến những xu hướng mới về mặt sản phẩm, công nghệ để cho người nông dân có thể tiếp cận, thích ứng với sự chuyển đổi đó”.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được xác định nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh.

Cần một “nhạc trưởng” để liên kết “bản giao hưởng” chuyển đổi số

Với đồng bằng sông Cửu Long, chuyển đổi số có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ giúp các tỉnh gắn kết với nhau, mà còn giúp từng địa phương phát huy thế mạnh sẵn có.

Ông Phạm Kim Sơn, đại diện Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), cho biết: “Liên kết vùng để chuyển đổi số là mong muốn nhiều năm nay của các tỉnh, chứ không đợi đến khi có Chính phủ điện tử. Để liên kết vùng hiệu quả, thì việc dùng công nghệ số để liên kết là phù hợp nhất. Liên kết vùng chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, trong điều kiện sản xuất chuỗi giá trị như hiện nay, không liên kết vùng không thể tồn tại được. Tuy nhiên, khó khăn nhất của chúng ta hiện là chưa có sự bắt tay mạnh mẽ của các tỉnh, thiếu chính sách chung và định hướng quan trọng từ Trung ương. Ngoài ra, chưa có địa phương tiên phong đứng ra làm đầu tàu trong liên kết, đây hiện là rào cản rất lớn trong việc liên kết vùng trong chuyển đổi số”.

Chuyển đổi số dường như được nhắc nhiều trong thời điểm hiện nay, nhưng câu chuyện liên kết vùng để chuyển đổi số, dường như cũng còn rất nhiều rào cản.

Ông Nguyễn Thái Việt Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ thông minh MiSmart, cho rằng: “Về mặt liên kết vùng để chuyển đổi số, thì mỗi vùng đều có những đặc tính riêng, có những cây trồng riêng. Nếu như vùng nào có những điểm chung, thì nên liên kết. Chúng ta liên kết theo đối tượng, theo điểm chung trong từng lĩnh vực sẽ hay hơn, hiệu quả hơn là liên kết vùng theo địa lý, hành chính”.

Có thể thấy, Tuần lễ thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế vùng - Hậu Giang 2022, không chỉ thành công về khâu tổ chức, mà hoạt động còn mở ra định hướng cho Hậu Giang và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long về thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhưng là việc mới, việc khó, chưa có tiền lệ, vì vậy, để thực hiện được cần phải có quá trình lâu dài.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Chuyển đổi số là quá trình dài hơi cần thời gian, cần nhiều nguồn lực để có những thay đổi nhất định. Chúng tôi mong qua Tuần lễ thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế vùng - Hậu Giang 2022 lần này, thông qua các kênh truyền thông, có thể thay đổi nhận thức của người dân và doanh nghiệp ở Hậu Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, cũng thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số phát triển nhanh hơn nữa”.

“Hiến kế” những giải pháp liên kết vùng trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số

Tiến sĩ Lã Hoàng Trung, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hậu Giang, cho rằng: “Để liên kết vùng trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số, theo tôi có thể nghiên cứu để triển khai một số giải pháp: Liên kết xây dựng, sử dụng hạ tầng số cụ thể, các địa phương có thể sử dụng chung hạ tầng cloud, hạ tầng trung tâm dữ liệu thay vì đầu tư riêng rẽ. Liên kết xây dựng ứng dụng, triển khai các nền tảng số, trong đó các địa phương có thể chia sẻ để sử dụng chung các ứng dụng, giải pháp chuyển đổi số đã thành công trong các lĩnh vực tại một hoặc một số địa phương trong vùng; chia sẻ nền tảng, kinh nghiệm triển khai nền tảng đã thành công tại địa phương mình để nhân rộng tại các địa phương trong vùng. Liên kết, chia sẻ kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số nói chung gồm: xây dựng chính sách chuyển đổi số, đào tạo nhân lực công nghệ số, triển khai các dự án chuyển đổi số… Qua đó, đảm bảo sự hợp tác, liên kết vùng là thực chất, hiệu quả, không chồng chéo”.

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN 

Xem thêm

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, phục vụ sự phát triển

07:57 02/12/2024

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Nghiên cứu chiết xuất và đa dạng các sản phẩm từ trầu

07:15 29/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

18:21 28/11/2024

(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.

Ứng dụng công nghệ để phát triển thương hiệu xoài của tỉnh

09:39 28/11/2024

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít của tỉnh

08:19 25/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng 30ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP

07:30 22/11/2024

(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.

Thành phố Vị Thanh 6 năm liên tiếp xếp hạng nhất thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ

08:31 21/11/2024

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.

Tìm giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh nhà

08:55 20/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Báo cáo thành lập MB chi nhánh Hậu Giang

15:54 02/12/2024

Báo cáo thành lập MB chi nhánh Hậu Giang

Đã thu hồi trên 22.177 tỷ đồng tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

15:45 02/12/2024

Cơ quan thi hành án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã thi hành xong 9.211 việc, tương ứng trên 22.177 tỷ đồng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Giả shipper, nhân viên điện lực, giao mật ong rừng để lừa đảo

15:43 02/12/2024

Giả shipper giao hàng, mạo danh nhân viên điện lực, giao mật ong rừng... gọi điện lừa đảo lại hoành hành cuối năm.

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy không thể chậm trễ

15:41 02/12/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, phải làm ngay, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước.