Thứ Năm, ngày 13/06/2019 | 08:07
Từ một vùng đất cằn cỗi, nhiễm phèn nặng, bà con nông dân ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, đã mạnh dạn cải tạo đất để trồng khóm có hiệu quả. Đó cũng là thành công mà dự án “Cải tạo đất trồng khóm” do các cấp hội nông dân thành phố Vị Thanh làm được.
Nhờ dự án cải tạo đất trồng khóm nên hộ ông Hiền có thể hy vọng 20 công đất của gia đình tiếp tục sản xuất, phát triển.
Chỉ sau một năm cải tạo, cây khóm trên vùng đất này đã trở nên tươi tốt, bám đất vươn mình. Nhiều hộ trong dự án đều phấn khởi vì hiệu quả mang lại bước đầu vượt xa hơn mong đợi. Ông Nguyễn Minh Hiền, ở ấp Thạnh Bình, xã Hỏa Lựu, người có thâm niên trồng lúa hơn 10 năm qua cũng phải công nhận rằng: thay lúa trồng khóm cho hiệu quả hơn nhiều. Ông kể, hơn 10 năm làm ruộng, dù vất vả cả năm nhưng đổi lại ông không nhận được quả ngọt vì đất phèn lúa thất, giá cả lại không ổn định, năng suất trồi sụt... Mấy năm gần đây, thấy mía trúng giá, ông chuyển sang trồng mía nhưng cũng gặp cảnh thất thu vì năng suất kém.
Giờ đây, được sự hỗ trợ, bình xét của xã, tổ chức hội nông dân địa phương, ông Hiền đã tham gia vào dự án “Cải tạo đất trồng khóm”. Qua đây, ông nhận được 20 triệu đồng và lên liếp để trồng mới 2ha khóm. Đến nay, dù không cần phải nhọc công chăm sóc, bón phân nhiều nhưng khóm của ông Hiền đã rất tươi tốt, mơn mởn chuẩn bị cho ngày đơm bông, kết trái.
Cũng như ông Hiền, ông Trần Ngọc Oanh, ngụ cùng ấp như được hồi sinh, bởi 6 công khóm của ông khỏe mạnh, xanh tốt và chuẩn bị cho đợt trái đầu tiên sau 1 năm chăm sóc, cải tạo đất. Ông Oanh bộc bạch: “Mấy năm trước, tôi trồng măng cụt nhưng cây chết hơn 80%, bị thất thu nặng. Lúc đó, tôi hết vốn, thiếu nợ ngân hàng không biết phải làm sao vì vườn cây không cho thu nhập. Sau khi được dự án hỗ trợ vốn, tôi đã may mắn nhận được 25 triệu đồng. Tôi dùng số tiền đó cải tạo đất trồng lại khóm, lên liếp cao hơn nên khóm mới sinh trưởng, phát triển tốt trên vùng đất phèn khó cải tạo này”.
Trao đổi với tôi, chủ nhiệm dự án ông Danh Sol, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hỏa Lựu, cho biết: “Dự án được thực hiện nhằm giúp cho hội viên nông dân của Chi hội ấp Thạnh Bình có vốn sản xuất và xây dựng thành công Tổ Hội nghề nghiệp theo Đề án số 24 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Dự án còn mong muốn liên kết phát triển cây khóm đạt năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần cải thiện cuộc sống và giữ vững diện tích cây khóm của xã Hỏa Lựu”.
Được biết, dự án có 13 nông dân tham gia, đã được vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân là 300 triệu đồng. Số tiền này, bà con đã dùng để thuê xe cuốc cải tạo đất, thuê nhân công trồng khóm; mua nguyên liệu xử lý khóm ra trái. Ngoài ra, nông dân phải bỏ nguồn vốn tự có hơn 310 triệu đồng để đầu tư. Đến nay, các nông dân đã thực hiện được 1/3 thời gian dự án trên tổng thời gian thực hiện là 36 tháng. 13/13 hộ đã hoàn tất khâu cải tạo, lên liếp, trồng khóm và có hộ chuẩn bị mua nguyên liệu để xử lý ra trái.
Nhìn rẫy khóm tươi tốt của mình, ông Trần Ngọc Oanh phấn chấn: “Mấy năm trước, ở đây chỉ toàn là mía với tràm, nhưng giờ đây, ai ai cũng cải tạo đất lên liếp trồng khóm. Sở dĩ, vùng đất cằn cỗi này được như vầy là nhờ tỉnh, thành phố và xã hỗ trợ vốn cho dân làm ăn. Hơn nữa, chính quyền địa phương còn xây dựng đê bao ngăn mặn, ngành nông nghiệp thì tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người trồng khóm. Cùng từ đó mà bà con đã biết cách xử lý phèn, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Ông Lê Văn Vũ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Bước đầu dự án đã giúp bà con tìm được mô hình canh tác hiệu quả và phù hợp với vùng đất bản địa. Ngoài ra, dự án đã thực hiện được đúng đề án quy hoạch vùng trồng khóm của thành phố. Bước tiếp thành quả này, Hội Nông dân thành phố đã nhân rộng mô hình ra địa bàn xã Vị Tân cũng với hy vọng giúp bà con nâng cao năng suất lao động, sản phẩm sản xuất ra và góp phần giải quyết được việc làm cho người lao động tại đây.
Được biết, với mục tiêu hướng đến là giúp hộ trồng khóm tăng thu nhập bình quân đạt từ 40-50 triệu đồng trở lên sau khi kết thúc dự án, cho nên dự án “Cải tạo đất trồng khóm” hứa hẹn sẽ giúp cho người dân xã Hỏa Lựu nói chung, ấp Thạnh Bình nói riêng nâng cao được kinh nghiệm trong cách trồng trọt, nâng cao hiệu quả kinh tế. Khi kết thúc, hiệu quả dự án sẽ góp phần giúp xã Hỏa Lựu xóa được diện tích vườn tạp, thay vào đó là những loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là tiền đề để Hỏa Lựu thực hiện hoàn thành một số tiêu chí như thu nhập, hộ nghèo và môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
08:42 26/06/2025
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nấm, đã góp phần tạo nguồn thực phẩm an toàn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
06:37 24/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, vừa tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt băm cây khóm liên hợp với máy kéo phục vụ vùng trồng khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2019, do ThS. Trần Tấn Hậu làm chủ nhiệm, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là tổ chức chủ trì, với kinh phí từ ngân sách nhà nước gần 600 triệu đồng.
05:42 23/06/2025
(HG) - Đoàn kiểm tra về đo lường, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thành lập, vừa có đợt kiểm tra các phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử, mũ bảo hiểm và một số hàng hóa khác có nghi vấn về đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh.
07:44 19/06/2025
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn đến năm 2030 đang được triển khai với nhiều định hướng trợ lực cho các thương hiệu, sản phẩm chủ lực, giàu tiềm năng của tỉnh nhà.
09:07 18/06/2025
Công tác kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường là một việc quan trọng, cần được thực hiện đầy đủ, đúng quy định để doanh nghiệp phát triển bền vững, người dân yên tâm mua sắm hàng hóa.
09:01 13/06/2025
(HG) - Là nội dung Dự án “Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021, do kỹ sư Trần Kỷ Nguyên làm chủ nhiệm, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là tổ chức chủ trì, được triển khai trong 3 năm (từ tháng 2-2022 đến tháng 2-2025), với tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng.
09:22 12/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh vừa tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang”.
14:32 08/06/2025
(HG) - Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) sản xuất và chế biến nấm sò (nấm bào ngư - Pleurotus sp.), nấm vân chi (Trametes versicolor) và nấm trân châu (Agrocybe aegeritae) tại tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ
06:25 29/05/2025
Doanh nghiệp tư nhân được xác định là động lực chính cho sự phát triển bền vững của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), cần được trợ lực nhiều hơn trong thời gian tới.
06:10 21/05/2025
Với tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, Hậu Giang đã và đang từng bước khẳng định vai trò của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị nông sản, góp phần gia tăng thu nhập cho nông dân.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...