Thứ Tư, ngày 23/10/2019 | 07:56
Thực hiện dự án “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học và xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”, kỹ sư Nguyễn Hoàng Chiến, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, giúp bà con giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận so với phương pháp chăn nuôi truyền thống.
Thực hiện mô hình nuôi heo bằng biogas, bà Huỳnh Thị Hạnh đã tích cực giảm ô nhiễm môi trường vì chất thải trong chăn nuôi.
Nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Chủ nhiệm dự án Nguyễn Hoàng Chiến cho biết: “Mục tiêu ban đầu của dự án là nhằm giúp người chăn nuôi trên địa bàn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đồng thời, bổ trợ cho Đề án 1.000 của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi heo, gà theo hướng an toàn sinh học, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, giúp cho người nuôi cũng như người tiêu dùng giải quyết bài toán về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường”.
Hiệu ứng ban đầu của dự án nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Bởi tình trạng ô nhiễm môi trường được cải thiện rõ nét. Ông Nguyễn Văn Lộc, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, bày tỏ: “Gia đình tôi có nghề truyền thống nuôi gà lâu năm nên cũng nhận biết nuôi gà gây mùi hôi thối cho môi trường. Khi được các kỹ sư hướng dẫn và hỗ trợ nuôi gà bằng đệm lót sinh học, tôi đồng ý ngay vì khắc phục những nhược điểm trên. Ngoài ra, khi nuôi theo mô hình mới cũng giúp cho tôi tăng thêm nguồn thu nhập từ phân gà, bã trấu thu từ chuồng sau thời gian chăn nuôi”.
Còn bà Huỳnh Thị Hạnh, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cũng đã tham gia mô hình nuôi heo bằng mô hình biogas để hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm công chăm sóc. Bà Hạnh bày tỏ: “Tôi nuôi heo không nhiều nhưng vẫn áp dụng mô hình đệm lót cho an toàn, tránh làm phiền hàng xóm vì mùi hôi. Mô hình này thật sự lợi ích, vì sau thời gian nuôi có thể sử dụng lượng phân lắng xuống để bón cho cây, nước thải thì tận dụng nuôi cá trong ao mương”.
Chính vì nhận được sự hưởng ứng tích cực mà dự án đã chuyển giao cho 300 hộ dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học; 500 hộ nuôi gà áp dụng chế phẩm xử lý mùi hôi môi trường từ đệm lót; 200 hộ nuôi heo tham gia xây dựng công trình khí sinh học theo quy chuẩn của ngành chức năng quy định.
Theo ông Chiến, việc áp dụng phương thức nuôi trên đệm lót lên men giúp giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh đường tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ nuôi sống một cách đáng kể. Hơn nữa, chăn nuôi trên đệm lót sinh học không phải quét dọn phân, thay chất độn chuồng trong suốt quá trình nuôi nên giảm tối đa công lao động. Chính vì vậy, dự án đã mang đến hiệu quả nhiều mặt. Đó là tính thích hợp so với truyền thống chăn nuôi lâu đời của người dân; phù hợp với xu thế hiện đại là chăn nuôi thân thiện môi trường. Ngoài ra, hiệu quả xã hội của dự án là giúp giải phóng được sức lao động cho người chăn nuôi.
Nhiều bài học kinh nghiệm
Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học cũng mang đến nhiều hiệu quả tích cực, nhất là người chăn nuôi không phải nhọc công tắm rửa cho heo 2 lần/ngày, tiết kiệm được nước và chi phí điện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, kỹ sư Nguyễn Hoàng Chiến cũng vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Khi thực hiện mô hình, người dân cần phải tập trung đủ lượng nguồn nguyên liệu làm chất đệm lót đạt mức yêu cầu là 60cm; mật độ nuôi heo phải đạt 1,2m/con heo. Trong khi đó, nguồn cung cấp chất độn lại rất khan hiếm, nhất là mùn cưa rất ít, lại tập trung ở xa nên khó vận chuyển. Do đó, nhiều hộ chăn nuôi không thể đáp ứng theo yêu cầu này, mà phải dùng thay thế mùn cưa bằng 100% trấu. Mặt khác, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng ít không sử dụng hết công suất đệm lót, gây lãng phí kinh phí đầu tư. Vả lại, đặc điểm khí hậu của tỉnh thường xuyên chịu không khí nóng nên nhiệt độ của đệm lót luôn cao, tăng nhiệt độ chuồng nuôi, gây khó chịu cho đàn vật nuôi, nhất là mùa nắng.
Không chỉ vậy, kinh phí thực hiện các mô hình là không nhỏ, với hơn 4 triệu đồng/mô hình nuôi heo đệm lót và gần chục triệu đồng/mô hình nuôi heo gắn với công trình khí sinh học… Do đó, vẫn còn nhiều hộ ngán ngại với nguồn chi phí đối ứng này. “Chúng tôi đã đưa ra giải pháp chống nóng cho vật nuôi như: che chắn, trồng cây xanh quanh khu vực nuôi, gắn hệ thống quạt làm mát, tưới phun sương. Tuy nhiên, những giải pháp này lại kéo theo tăng chi phí cho người nuôi nên mô hình này kém khả thi nhất trong quá trình thực nghiệm”, ông Chiến cho hay.
Nói về ưu điểm của việc áp dụng mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đa số các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đều đánh giá là hạn chế nhiều loại dịch bệnh, về lâu dài chi phí đầu tư giảm rất nhiều so với phương pháp nuôi truyền thống. Đặc biệt, mùi hôi và khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn nên môi trường chăn nuôi không bị ô nhiễm. Mô hình chăn nuôi theo hướng công nghệ mới như dự án ứng dụng đã tăng sức đề kháng cho vật nuôi, hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Đồng thời, cho xuất chuồng sớm từ 10-15 ngày, giảm ngày công lao động, giảm mùi hôi phân từ 70-80%, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giúp các địa phương thuận lợi phát triển kinh tế trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
07:57 02/12/2024
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.
16:31 30/11/2024
(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.
07:15 29/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.
18:21 28/11/2024
(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.
09:39 28/11/2024
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.
08:19 25/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.
07:34 23/11/2024
(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
07:30 22/11/2024
(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.
08:31 21/11/2024
(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.
08:55 20/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,
21:42 02/12/2024
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.
21:40 02/12/2024
(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
19:18 02/12/2024
Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
19:15 02/12/2024
Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.