Chăn nuôi bằng đệm lót cho hiệu quả cao

Thứ Năm, ngày 29/12/2016 | 08:12

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế, giảm tác hại cho môi trường đang là một trong những xu hướng được khuyến khích hiện nay. Trong đó, giải pháp chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đệm lót sinh học đã được ngành chuyên môn ghi nhận là hạn chế dịch bệnh, ít hao hụt con giống, đặc biệt là giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Nhờ áp dụng đệm lót sinh học mà quá trình chăn nuôi heo của gia đình anh Thừa luôn cho hiệu quả kinh tế cao.

An toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề mà người tiêu dùng hiện nay đặc biệt quan tâm, cũng như là giải pháp để củng cố niềm tin và giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Vì thế, trong những năm qua, người chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất, phát triển mô hình chăn nuôi heo thân thiện với môi trường. Đơn cử như gia đình anh Lý Văn Thừa, ở ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương, đã mạnh dạn áp dụng quy trình chăn nuôi heo theo hướng an toàn bằng cách chọn con giống sạch bệnh, tiêm phòng đầy đủ và sử dụng đệm lót sinh học.

Theo anh Thừa, lý do mà anh chọn phương thức chăn nuôi “sạch” kể trên là đàn heo mau lớn, thời gian xuất chuồng sớm hơn cách nuôi truyền thống từ 10-15 ngày. Cho nên mỗi năm, gia đình anh có thể xuất bán 3 đợt, mỗi đợt khoảng 25-30 con, từ đó mang về khoản thu nhập gần 100 triệu đồng, còn giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thanh Loan, ở xã Hòa An, đã áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo được hơn một năm nay. Bà Loan cho hay: Ngoài giảm mùi hôi, mô hình còn góp phần tiết giảm được thời gian chăm sóc. Bởi khi nuôi bằng đệm lót thì không cần tắm cho heo mỗi ngày như cách nuôi truyền thống, từ đó hạn chế được một khoản chi phí về điện, nước trong quá trình nuôi. Chưa kể là đệm lót sinh học sau mỗi đợt thu hoạch đàn heo, có thể tận dụng phế phẩm đó bán cho các nhà vườn làm phân hữu cơ bón cho cây trồng nên cũng thu lại được phần nào chi phí đầu tư ban đầu.

Gắn bó với nghề chăn nuôi gà hơn 10 năm qua, nên ông Võ Văn Buôl, ở ấp Mỹ Thành, xã Tân Phước Hưng, hiểu được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thả nuôi. Chính vì thế, sau đợt dịch bệnh đầu năm 2013, ông đã mạnh dạn áp dụng đệm lót sinh học vào việc chăn nuôi gà. Theo ông Buôl, trung bình để nuôi 1.000 con gà với diện tích 80m2, phải tốn thêm chi phí đầu tư đệm lót 1 triệu đồng, nhưng đổi lại đàn gà phát triển tốt, ít hao hụt do dịch bệnh nên tiết giảm được chi phí, đặc biệt là giảm đáng kể mùi hôi phát sinh ra môi trường.

Ông Buôl cho hay: “Trước đây, khi nuôi gà chưa áp dụng đệm lót, mùi hôi phát sinh ra môi trường rất nặng. Đặc biệt vào thời điểm mùa mưa, người dân địa phương phản ánh thường xuyên, thậm chí có nhiều người còn làm đơn chuyển lên xã. Thấy vậy, gia đình tôi đã tìm tòi nghiên cứu, tham quan những mô hình nuôi gà ở các địa phương khác, đồng thời với sự hướng dẫn của cán bộ thú y xã, tôi đã quyết định mua đệm lót sinh học về nuôi. Giờ đây, mùi hôi không còn và đàn gà xuất chuồng luôn đạt tỷ lệ đầu con trên 95%”.

Ông Nguyễn Thế Tự, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Đệm lót sinh học thường dùng men Balasa trộn với trấu hoặc mạt cưa để làm. Chức năng của men Balasa sẽ giúp quá trình phân hủy chất thải của gia súc, gia cầm diễn ra nhanh hơn. Chất thải sau khi bị phân hủy sẻ bị trộn lẫn với đệm lót nên mùi hôi ít phát sinh ra môi trường xung quanh. Trong khi đó, qua thực tế sản xuất cho thấy, bình quân đối với chuồng heo thì chi phí đầu tư đệm lót khoảng 700.000 đồng/chuồng, còn đối với gà khoảng 1 triệu đồng/chuồng.

Cũng theo ông Tự, hiện nay huyện Phụng Hiệp trong quá trình quy hoạch lại ngành chăn nuôi nhằm hướng đến một nền chăn nuôi sạch, giảm tác hại cho môi trường tự nhiên. Vì thế, với hiệu quả của việc chăn nuôi bằng đệm lót sinh học đã chứng minh trong việc giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua. Tới đây, ngành nông nghiệp huyện sẽ tích cực vận động những hộ chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục nhân rộng cách làm này. Phấn đấu trong năm 2017, toàn huyện có khoảng 60% hộ chăn nuôi áp dụng đệm lót sinh học.

Theo thống kê, hiện nay, huyện Phụng Hiệp có 82 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 40% số hộ áp dụng đệm lót sinh học. Lợi ích của chăn nuôi theo hình thức này là chất lượng con giống cải thiện đáng kể, hạn chế bệnh về đường hô hấp, vật nuôi tăng trọng nhanh, độ đồng đều cao. Đặc biệt là môi trường được giải quyết một cách cơ bản, giảm thiểu mùi hôi khoảng 90%. Từ hiệu quả mang lại khá cao nên hiện nay đệm lót sinh học không chỉ áp dụng trong chăn nuôi heo, gà mà người dân Phụng Hiệp còn đưa vào nuôi trăn.

 

Bài, ảnh: THANH DUY

Viết bình luận mới

Xem thêm

Độc lạ giống bí đao... dứa

07:36 11/04/2025

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh), đã nghiên cứu và trồng thành công giống bí đao dứa, một loại cây mới, lạ tại Hậu Giang nói riêng và nước ta nói chung.

Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn xuất khẩu

05:34 10/04/2025

(HG) - Ngày 9-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1973) xuất khẩu”,

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm đề tài về công tác nắm bắt dư luận xã hội

21:59 04/04/2025

(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

17:52 03/04/2025

(HGO) - Ngày 3-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Công an tỉnh là tổ chức chủ trì.

Tìm giải pháp đánh giá hiệu quả công việc và khung năng lực cho công chức, viên chức

07:52 03/04/2025

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) và khung năng lực,

Kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

14:15 19/03/2025

(HG) - Ngày 18-3, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) trực thuộc Tỉnh ủy, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu”

06:55 19/03/2025

(HG) - Ngày 18-3, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST, CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sự phát triển

08:03 13/03/2025

Hậu Giang đã và đang chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN), tạo đột phá để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Nền tảng quan trọng trong đổi mới sáng tạo

07:56 13/03/2025

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở thành nền tảng quan trọng trong quá trình đổi mới sáng tạo, đưa tài sản trí tuệ phát huy giá trị thực tiễn.

Gần 50 doanh nghiệp được hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

07:25 03/03/2025

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trung tâm Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Chuyển giao công nghệ (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), tổ chức Hội thảo Nâng cao nhận thức về SHTT cho doanh nghiệp và cộng đồng tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của gần 50 doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hướng đến 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số

07:05 21/04/2025

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.

Đảm bảo cung cấp điện dịp lễ 30-4 và 1-5

06:07 21/04/2025

Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.

Học tập suốt đời - Kim chỉ nam cho hành trình bước vào kỷ nguyên mới

06:04 21/04/2025

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.

Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

06:03 21/04/2025

Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.