Thứ Tư, ngày 24/10/2018 | 14:08
Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc “đổi đời” của các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam nếu bắt kịp làn sóng này.
Tuy nhiên, nền công nghiệp 4.0 cũng tiềm ẩn những rủi ro khôn lường, trong đó đội ngũ công nhân lao động sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên, nhiều người không thể hội nhập được và bị gạt ra khỏi môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động.
Học viên lớp kỹ sư tài năng tại Trung tâm Đào tạo Việt - Nhật
Hành động sớm trước khi quá muộn
TS Trần Anh Tuấn, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, đã có nhiều năm nghiên cứu và đề xuất những giải pháp xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp 4.0 ở TPHCM với những kiến nghị thay đổi rất mạnh mẽ. Ông nói: “Đào tạo phải gắn với nhu cầu, khi đào tạo xong có thể cung cấp lao động cho DN và họ có thể sử dụng được ngay. Nhưng có một thực tế là hầu hết nhân lực sau khi các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề đào tạo ra là các DN phải đào tạo lại do không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề, khả năng làm việc. Giải pháp cho công tác đào tạo nguồn nhân lực bây giờ là phải thay đổi toàn bộ chương trình và nội dung đào tạo theo yêu cầu của công nghiệp 4.0. Không chỉ đào tạo về trình độ kỹ thuật, mà còn trang bị cho người lao động khả năng tư duy sáng tạo. Ngoài nền tảng kỹ thuật, tay nghề, người thợ phải có tư duy thích ứng với sự thay đổi và biết cách xử lý các tình huống thay đổi”.
Ông Chu Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, cũng có nhiều trăn trở với đội ngũ lao động đã qua đào tạo hiện nay. Theo ông Dũng, hàng năm chúng ta đã bỏ ra nguồn kinh phí đào tạo rất lớn mà vẫn không đáp ứng được yêu cầu của các DN. Tình trạng thừa lao động đã qua đào tạo nhưng lại thiếu lao động thuần thục kỹ năng làm việc và khả năng sáng tạo đang diễn ra khá phổ biến. Sự bất hợp lý này nếu không sớm thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đối với các ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn của TPHCM và cả nước. Ông Dũng kiến nghị giải pháp để thay đổi thực trạng này, trước tiên, các DN nhỏ và vừa có cùng ngành nghề, lĩnh vực liên kết lại với nhau, hợp tác với các DN chế tạo thiết bị hay các trường đại học để cho ra những dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hóa cao. Cùng với đó là gắn công tác đào tạo nghề theo kỹ thuật, công nghệ mới để có lao động ngay, không phải chờ đợi khi đi vào sản xuất.
Đó là hướng đi đúng, tiết kiệm được thời gian, chi phí xã hội và đáp ứng được nguồn nhân lực cho nền công nghiệp 4.0. Nhiều DN hiện nay đã đi theo cách này nên không phụ thuộc nhiều vào nguồn nhân lực sẵn có do các trường nghề, trung tâm đào tạo cung cấp. Trung tâm đào tạo thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM được xem là đơn vị tiên phong trong phương pháp đào tạo mới để bổ sung nguồn lực trí tuệ và nguồn lực sáng tạo cho các DN khi đưa công nghiệp 4.0 vào sản xuất. Thông qua tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tháng 6-2018, Khu Công nghệ cao TPHCM đã thành lập Trung tâm Đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt - Nhật (Trung tâm Việt - Nhật), với 3 ngành đào tạo chính là cơ điện tử, robot công nghiệp và tự động hóa với robot. Ngay khi đi vào hoạt động, Trung tâm Việt - Nhật đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Nidec, Mitsubishi, TPA và HAMEE đào tạo trình độ kỹ sư tài năng và kỹ thuật sáng tạo. Phương thức đào tạo của Trung tâm Việt - Nhật là liên kết giữa DN có công nghệ tự động hóa cao với các DN có nhu cầu về lao động để đào tạo lao động theo tiêu chuẩn công nghiệp 4.0 của quốc tế, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất tự động hóa của Việt Nam và xuất khẩu ra các nước trong khu vực.
Đổi mới căn bản giáo dục đại học và dạy nghề
Theo GS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nhận thức của xã hội về công nghiệp 4.0 còn có những cách hiểu khác nhau. Máy móc dù có tối tân đến thế nào cũng không thể thay thế được cho con người. Máy móc là sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra, nó vẫn phải thông qua hoạt động sáng tạo của con người. Có quan điểm đã tuyệt đối hóa công nghệ và trí tuệ nhân tạo, xem nhẹ nhân tố con người. Điều này là sai lầm, dễ dẫn đến sai lệch về chính sách. Về lý luận, Đảng ta đã xác định từ Đại hội Đảng lần thứ X, với phát hiện có 3 điểm nghẽn của phát triển. Trong đó, điểm nghẽn lớn nhất là chất lượng nhân lực thấp, muốn phát triển thì phải đột phá về nhân lực chất lượng cao. Công nghiệp 4.0 tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bằng cách nâng cao chất lượng đào tạo lên, nhất là ở bậc đại học. Phải đẩy cải cách giáo dục lên một bước nữa, gắn chặt các nhân tố khoa học kỹ thuật công nghệ với nhân tố xã hội, kể cả sửa đổi về thể chế cho phù hợp, để tạo ra cơ hội cho sự phát triển các năng lực sáng tạo của con người. Phải xuất phát từ nhận thức chất lượng của con người là nguồn vốn quý nhất của xã hội. Con người là nguồn vốn quan trọng nhất của tất cả các nguồn vốn xã hội, kể cả công nghệ.
Cũng theo GS Hoàng Chí Bảo, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho yêu cầu của công nghiệp 4.0, trước tiên là phải sửa Luật Giáo dục đại học, để thể chế hóa hoạt động tự lực, tự chủ của các trường. Phải trả lại cho các trường đại học quyền được tuyển sinh, không phải là xét tuyển, thi tuyển. Đào tạo đại học phải lấy chất lượng làm đầu và chủ yếu là đào tạo kỹ sư tài năng. Còn lại tập trung cho đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp nghề để cho ra một đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề, làm người thợ đạt trình độ cao của trí thức. Đấy là khâu then chốt và là môi trường để vận dụng công nghiệp 4.0 vào thực tế. Do vậy, phải đầu tư rất lớn cho các trường nghề, coi các trường cao đẳng, trung cấp nghề là nơi cung cấp nguồn lực chủ yếu và có chất lượng cho các DN theo tiêu chuẩn công nghiệp 4.0.
07:57 02/12/2024
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.
16:31 30/11/2024
(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.
07:15 29/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.
18:21 28/11/2024
(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.
09:39 28/11/2024
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.
08:19 25/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.
07:34 23/11/2024
(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
07:30 22/11/2024
(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.
08:31 21/11/2024
(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.
08:55 20/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,
21:42 02/12/2024
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.
21:40 02/12/2024
(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
19:18 02/12/2024
Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
19:15 02/12/2024
Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.