Công nghệ sấy nâng tầm nông sản

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 | 09:05

Công nghệ sấy đã và đang được ứng dụng trong chế biến nhiều loại nông sản đặc trưng, chủ lực trên địa bàn tỉnh, xu hướng này được kỳ vọng sẽ tạo thêm đầu ra và nâng tầm giá trị nông sản tỉnh nhà.

Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ sấy từ nông sản của tỉnh ra mắt nhận được phản hồi tốt từ thị trường.

Hướng đi để giải quyết đầu ra của nông sản

Với thế mạnh nông nghiệp, Hậu Giang hiện có trên 46.300ha đất trồng cây ăn trái, phần lớn là cây có múi, mít, xoài, khóm, sầu riêng, mãng cầu… Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xuống giống hơn 29.400ha cây rau màu; phát triển gần 13.200ha nuôi trồng thủy sản, với các loài như lươn, cá thát lát, cá tra, cá rô đồng, ếch, ba ba, của đinh,... Đây là những nông sản có tiềm năng chế biến đa dạng hóa sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: “Đa phần doanh nghiệp của tỉnh hiện có quy mô vừa và nhỏ, việc sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm còn hạn chế. Tỉnh cần có định hướng về việc phát triển công nghệ chế biến sao cho phù hợp, giải quyết được lượng nông sản không đạt loại 1 để tiêu thụ, hoặc bị rớt giá khi vào vụ”. Từ đó, tạo thêm đầu ra cho nông sản của tỉnh nhà.

Công nghệ sấy đang được áp dụng phổ biến trên nông sản của tỉnh. Theo TS Nguyễn Ngọc Hòa, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh: “Sấy là quá trình làm giảm hàm lượng ẩm bên trong nguyên liệu dựa vào sự chênh lệch về áp suất hơi riêng phần giữa bề mặt vật liệu sấy và tác nhân sấy. Đây là phương pháp chế biến có lịch sử hình thành từ lâu đời, được sử dụng phổ biến trong công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản, thực phẩm”.

Hiện có nhiều công nghệ sấy như: sấy bằng năng lượng mặt trời, sấy đối lưu không khí nóng, sấy hồng ngoại, sấy phun, sấy thăng hoa, sấy bằng vi sóng. Mỗi công nghệ đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng trên từng loại nông sản nhất định, tạo ra thành phẩm với đặc điểm khác nhau, đáp ứng mục tiêu của chủ thể sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng.

Hậu Giang hiện có 278 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 92 sản phẩm 4 sao và 186 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm có thương hiệu gắn liền với công nghệ sấy như: trà mãng cầu; chuối sấy; sữa chua dê, sữa chua dê và sầu riêng, sữa chua dê và mít sấy thăng hoa; đông trùng hạ thảo sấy khô, sấy thăng hoa; bưởi non sấy; bún tươi sấy khô;… Việc áp dụng công nghệ sấy sẽ góp phần tiêu thụ nông sản, tạo ra những đặc sản mới cho tỉnh.

Nâng tầm nông sản

Nhận thấy tiềm năng từ con dế, anh Phan Thanh Phong, chủ hộ kinh doanh Phong Thanh, ở ấp Đông Lợi B, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, đã nghiên cứu nuôi và chế biến những món ăn đặc sản từ loài côn trùng này. Tuy nhiên, việc bảo quản sản phẩm để mở rộng quy mô sản xuất là vấn đề mà anh Phong còn trăn trở. Với ý tưởng làm các sản phẩm sấy từ dế, anh Phong đang tìm kiếm công nghệ sấy phù hợp để sản xuất thử nghiệm.

Mới đây, anh Phong cùng nhiều người dân, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã tham gia hội nghị “Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang”. Tại đây, anh đã được nghe tham luận về việc xử lý sau thu hoạch, bảo quản và chế biến đa dạng hóa một số sản phẩm từ nông sản, thủy sản. Tìm hiểu về việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sấy trên một số sản phẩm, đặc biệt là nông sản của tỉnh. Tham quan không gian trưng bày hơn 70 sản phẩm sấy từ nông sản, do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh nghiên cứu, chế biến.

Anh Phong chia sẻ: “Đến với hội nghị hôm nay đã giúp tôi hiểu biết thêm về những công nghệ để chế biến, bảo quản con dế được lâu hơn, khi đóng gói đưa ra thị trường thì có thể vận chuyển xa hơn. Tôi còn được giới thiệu, tư vấn về một số công nghệ sấy phù hợp. Sắp tới, tôi sẽ gửi dế của mình cho Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh nghiên cứu để tạo ra sản phẩm cụ thể”.

Ông Nguyễn Huỳnh Phước, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, cho biết: “Sau hội nghị, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao các quy trình công nghệ cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân, để giúp làm tăng giá trị nông sản, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn tỉnh”.

ĐANG THƯ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

06:10 21/05/2025

Với tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, Hậu Giang đã và đang từng bước khẳng định vai trò của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị nông sản, góp phần gia tăng thu nhập cho nông dân.

Nền tảng quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng

18:35 15/05/2025

Hậu Giang đang nỗ lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS), đưa lĩnh vực này trở thành nền tảng quan trọng để tỉnh vươn mình phát triển.

Hậu Giang thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung là phù hợp

07:12 14/05/2025

(HG) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Hoàng Phương, Trưởng Đoàn công tác Bộ KH&CN, có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào ngày 13-5.

Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025: Diễn ra vào giữa tháng 5 tới

07:35 06/05/2025

(HG) - Ngày 5-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT WEEK Hậu Giang 2025). Tham dự buổi làm việc còn có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Chuyển giao sát hợp, ứng dụng hiệu quả khoa học và công nghệ

08:08 28/04/2025

Sau nghiệm thu, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh sẽ được chuyển giao sát hợp hơn để triển khai ứng dụng hiệu quả, tránh tình trạng “đắp chiếu”, “bỏ ngăn kéo”.

Độc lạ giống bí đao... dứa

07:36 11/04/2025

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh), đã nghiên cứu và trồng thành công giống bí đao dứa, một loại cây mới, lạ tại Hậu Giang nói riêng và nước ta nói chung.

Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn xuất khẩu

05:34 10/04/2025

(HG) - Ngày 9-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1973) xuất khẩu”,

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm đề tài về công tác nắm bắt dư luận xã hội

21:59 04/04/2025

(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

17:52 03/04/2025

(HGO) - Ngày 3-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Công an tỉnh là tổ chức chủ trì.

Tìm giải pháp đánh giá hiệu quả công việc và khung năng lực cho công chức, viên chức

07:52 03/04/2025

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) và khung năng lực,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Góp phần phát triển ngành “công nghiệp không khói”

06:03 23/05/2025

Nhìn lại chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được triển khai giai đoạn qua cho thấy, điều này đã góp phần thu hút nhà đầu tư để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh nhà.

Phát huy nghề truyền thống ở xã nông thôn mới

06:01 23/05/2025

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.

Giải bài toán “khát nhân lực” công nghệ

06:00 23/05/2025

Kết nối đơn vị đào tạo, mời gọi sinh viên ngành công nghệ thông tin về địa phương, tổ chức các chương trình huấn luyện…

Bài 2: Doanh nghiệp đánh giá cao về Hậu Giang

05:56 23/05/2025

Những đánh giá, chia sẻ từ doanh nghiệp không chỉ phản ánh sự đồng hành hiệu quả của chính quyền địa phương mà những góp ý chân tình đó còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai.