Thứ Ba, ngày 04/02/2025 | 07:56
Tận dụng phụ phẩm của mít để tạo ra những sản phẩm mới có giá trị cao hơn là mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.
Ban chủ nhiệm đề tài bên các sản phẩm làm từ mít.
Nguồn nguyên liệu dồi dào
Hậu Giang hiện có 9.935ha đất trồng mít. Trong đó, phổ biến nhất là mít siêu sớm, tập trung nhiều ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy. Trái mít trồng tại tỉnh được đánh giá cao khi có kích cỡ tương đối to, nhiều múi, ít xơ và thơm ngọt,... Ngoại trừ lớp vỏ gai, những phần còn lại của trái mít đều ăn được. Do đó, việc chỉ sử dụng phần múi mít gây lãng phí về nguồn nguyên liệu và ảnh hưởng đến môi trường.
Với mong muốn khai thác triệt để các phần của trái mít, năm 2021, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là tổ chức chủ trì.
Đề tài đã tiến hành khảo sát và đánh giá chất lượng nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh. Từ đó xác định nguồn nguyên liệu phù hợp để đảm bảo chế biến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, là trái mít siêu sớm. Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến các loại thực phẩm như: mít tách múi đóng khay/hộp, mít sấy giòn, mít sấy dẻo, mít non đóng hộp, mít non muối chua, nước giải khát lên men từ xơ mít, tinh bột hột mít, bột hột mít rang.
Bên cạnh đó, đề tài còn tận dụng phế phẩm từ mít như xơ mít, vỏ mít để chế biến thức ăn gia súc và phân bón hữu cơ. Ứng dụng thức ăn trong chăn nuôi dê tại Hợp tác xã Nông nghiệp Chín Em - Ba (huyện Phụng Hiệp), mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với khẩu phần thức ăn của nông hộ. Ứng dụng phân bón hữu cơ vào mô hình trồng rau, trồng mít ở huyện Châu Thành và huyện Phụng Hiệp, giúp nâng cao năng suất so với chỉ sử dụng phân vô cơ và than sinh học.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã mở ra nhiều triển vọng trong việc ứng dụng các công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm từ mít, góp phần nâng cao giá trị sử dụng cho loại trái này.
Mở hướng nâng cao giá trị trái mít
Triển khai đề tài, ban chủ nhiệm đã tiến hành sản xuất thử nghiệm và chuyển giao 2 quy trình chế biến sản phẩm bột hột mít rang và mít sấy dẻo cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh (huyện Phụng Hiệp). Đồng thời sản xuất thử nghiệm và chuyển giao 4 quy trình chế biến sản phẩm nước giải khát lên men từ xơ mít, mít sấy giòn, tinh bột hột mít và mít tách múi đóng khay/túi cho Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh.
Các quy trình chế biến thực phẩm của đề tài đều có độ chín nguyên liệu và các thông số kỹ thuật phù hợp cho từng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định của Bộ Y tế. Đặc biệt, đề tài đã phân lập và định danh được dòng vi khuẩn Weissella paramesenteroides từ mít để sử dụng trở lại cho quá trình lên men mít non. Tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội thảo giới thiệu quy trình chế biến và sản phẩm thử nghiệm của đề tài. Trưng bày trong các sự kiện, hội nghị được tổ chức tại tỉnh.
Theo GS.TS Lê Văn Việt Mẫn, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: “Phần lớn sản phẩm của đề tài đều đạt và vượt yêu cầu về số lượng, khối lượng so với đặt hàng ban đầu của tỉnh. Các sản phẩm đều phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương”. Từ kết quả đạt được của đề tài, ban chủ nhiệm đề xuất thực hiện dự án sản xuất chế biến các sản phẩm từ mít, trắc nghiệm thị trường và thương mại hóa sản phẩm.
Chị Cao Thị Cẩm Nhung, Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ thực phẩm Sáng Tạo (thành phố Ngã Bảy), cho biết: “Với mong muốn tạo thêm giá trị cho trái mít, điều chúng tôi quan tâm là những sản phẩm của đề tài sau khi chuyển giao liệu có phù hợp với thị trường và được khách hàng đón nhận như thế nào. Về phía doanh nghiệp thì các máy móc thiết bị hiện có phù hợp để chế biến sản phẩm hay chưa?”.
Trong thời gian tới, ban chủ nhiệm đề tài và các cơ quan, đơn vị có liên quan cần tiếp tục làm rõ hiệu quả kinh tế của sản phẩm. Trên cơ sở đó phát huy giá trị nghiên cứu của đề tài, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm.
ĐANG THƯ
08:42 26/06/2025
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nấm, đã góp phần tạo nguồn thực phẩm an toàn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
06:37 24/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, vừa tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt băm cây khóm liên hợp với máy kéo phục vụ vùng trồng khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2019, do ThS. Trần Tấn Hậu làm chủ nhiệm, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là tổ chức chủ trì, với kinh phí từ ngân sách nhà nước gần 600 triệu đồng.
05:42 23/06/2025
(HG) - Đoàn kiểm tra về đo lường, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thành lập, vừa có đợt kiểm tra các phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử, mũ bảo hiểm và một số hàng hóa khác có nghi vấn về đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh.
07:44 19/06/2025
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn đến năm 2030 đang được triển khai với nhiều định hướng trợ lực cho các thương hiệu, sản phẩm chủ lực, giàu tiềm năng của tỉnh nhà.
09:07 18/06/2025
Công tác kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường là một việc quan trọng, cần được thực hiện đầy đủ, đúng quy định để doanh nghiệp phát triển bền vững, người dân yên tâm mua sắm hàng hóa.
09:01 13/06/2025
(HG) - Là nội dung Dự án “Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021, do kỹ sư Trần Kỷ Nguyên làm chủ nhiệm, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là tổ chức chủ trì, được triển khai trong 3 năm (từ tháng 2-2022 đến tháng 2-2025), với tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng.
09:22 12/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh vừa tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang”.
14:32 08/06/2025
(HG) - Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) sản xuất và chế biến nấm sò (nấm bào ngư - Pleurotus sp.), nấm vân chi (Trametes versicolor) và nấm trân châu (Agrocybe aegeritae) tại tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ
06:25 29/05/2025
Doanh nghiệp tư nhân được xác định là động lực chính cho sự phát triển bền vững của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), cần được trợ lực nhiều hơn trong thời gian tới.
06:10 21/05/2025
Với tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, Hậu Giang đã và đang từng bước khẳng định vai trò của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị nông sản, góp phần gia tăng thu nhập cho nông dân.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...