Thứ Tư, ngày 03/01/2024 | 05:00
20 năm qua, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh đã nỗ lực đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các công nghệ mới đến với người dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Khoa học và công nghệ đã đồng hành cùng người dân trong nâng cao năng suất, chất lượng nông sản chủ lực.
Chuyển biến từ khoa học và công nghệ
Từ những trái mãng cầu nhà trồng, năm 2017, bà Nguyễn Ánh Nguyệt, ở khu vực 5, phường IV, thành phố Vị Thanh, đã làm ra những mẻ trà mãng cầu đầu tiên bằng phương pháp thủ công. Sản phẩm được bà Nguyệt giới thiệu đến khách hàng thân quen và nhận lại nhiều phản hồi tích cực. Năm 2020, bà Nguyệt mạnh dạn phát triển trà mãng cầu sợi thành sản phẩm OCOP của địa phương. Sau đó, bà còn có thêm 2 sản phẩm OCOP là trà mãng cầu túi lọc và muối sả ớt.
Giai đoạn đầu, Cơ sở sản xuất trà mãng cầu Ánh Nguyệt chủ yếu áp dụng phương pháp thủ công, nên cũng gặp nhiều hạn chế. Việc phơi trà phụ thuộc vào thời tiết khiến cơ sở khó chủ động trong quá trình sản xuất. Dù tốn nhiều chi phí để thuê lao động, nhưng tiến độ công việc vẫn chậm khiến cơ sở khó làm kịp một số đơn hàng lớn. Để khắc phục những vấn đề này, bà Nguyệt mạnh dạn đầu tư, chuyển giao các thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất các sản phẩm của mình.
Bà Nguyệt chia sẻ: “So với sản xuất thủ công, chất lượng của sản phẩm trà được sấy bằng công nghệ hiện đại không có gì thay đổi. Nhưng tiến độ sản xuất nhanh hơn, giúp tôi giảm được nhân công và giảm chi phí sản xuất. Tôi thấy việc ứng dụng KH&CN, cũng như các máy móc, thiết bị rất quan trọng đối với cơ sở khi sản xuất ra một sản phẩm. KH&CN đã góp phần giúp chúng tôi hoàn thiện sản phẩm hơn. Khi áp dụng đầy đủ bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, sở hữu trí tuệ,… thì sản phẩm sẽ được khách hàng yêu thích, tin tưởng và ưa chuộng. Vì vậy, cơ sở mà muốn làm tốt thì cần phát triển KH&CN nhiều hơn”.
Tương tự như bà Nguyệt, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều người dân đã mạnh dạn áp dụng KH&CN vào quá trình sản xuất, kinh doanh và nhận lại những kết quả đáng phấn khởi. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN, từ khi thành lập đến nay, tỉnh đã chỉ đạo ngành KH&CN tích cực nghiên cứu, triển khai ứng dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, thúc đẩy KH&CN đi vào đời sống sản xuất và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Áp dụng khoa học, kỹ thuật giúp Cơ sở sản xuất trà mãng cầu Ánh Nguyệt tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tiếp tục đồng hành cùng người dân
Lúa, mít, chanh không hạt, cá thát lát và lươn đồng là 5 nông sản chủ lực của tỉnh hiện nay. Trong sự phát triển vượt bậc của các nông sản này, có sự đóng góp quan trọng của hoạt động KH&CN. Trên cây lúa, ngành KH&CN đã triển khai xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng như: canh tác cải tiến, tiết kiệm nước, ngập khô xen kẽ, năm giảm một phải,… Từ đó, góp phần nâng cao năng suất lúa ở tỉnh từ 4,68 tấn/ha (năm 2006) lên đến 6,67 tấn/ha (năm 2022).
Trên cây mít, ngành KH&CN đã xây dựng được mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Triển khai nghiên cứu chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ mít; phòng trừ bệnh trên cây mít,… Xây dựng, phát triển thương hiệu “Mít Hậu Giang”, được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN, cấp văn bằng bảo hộ. Đối với cây chanh không hạt, ngành KH&CN đã xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Quan tâm, xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, chế biến lươn đồng và cá thát lát, góp phần làm tăng diện tích, chất lượng nuôi của các loài này.
Theo thống kê, trong 249 đề tài, dự án KH&CN các cấp đã được triển khai tại tỉnh 20 năm qua, có đến 60% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Điều này thể hiện sự quan tâm, đồng hành của KH&CN đối với một trong bốn “trụ cột” quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, tích cực hỗ trợ cho phần lớn dân số tại tỉnh là những người nông dân, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh trên địa bàn.
Chưa dừng lại ở đó, ngành KH&CN còn quan tâm, nghiên cứu, chế biến sâu nhiều sản phẩm để nâng tầm giá trị nông sản chủ lực. Tiêu biểu là việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN như: dự án “Nghiên cứu kỹ thuật trích tinh dầu chanh và bảo quản nước cốt chanh canh tác tại Hậu Giang”; đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”,… Từ đó, tạo ra những quy trình chuẩn để chuyển giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có nhu cầu ở trong và ngoài tỉnh.
Theo ThS. Nguyễn Đức Tuấn, quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh: “Chúng ta đều biết là KH&CN thay đổi và phát triển hàng ngày. Trong quá trình sản xuất, người dân và doanh nghiệp thường có nhu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, làm cho các sản phẩm tốt hơn, sạch hơn, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Việc áp dụng KH&CN giúp cho khách hàng được sử dụng những sản phẩm tốt”.
Với việc thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, ngành KH&CN tỉnh đã và đang đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật từ các viện, trường, đơn vị trên cả nước đến với người dân.
KH&CN giúp chuyển đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững
Theo ông Nguyễn Huỳnh Phước, Phó Giám đốc phụ trách Sở KH&CN tỉnh, nhận định: “KH&CN đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từng bước chuyển đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm nông sản đạt năng suất và chất lượng cao, có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh thời kỳ hội nhập”. Theo thống kê, trong 249 đề tài, dự án KH&CN các cấp đã được triển khai tại tỉnh 20 năm qua, có đến 60% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. |
Bài, ảnh: ĐANG THƯ
07:36 11/04/2025
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh), đã nghiên cứu và trồng thành công giống bí đao dứa, một loại cây mới, lạ tại Hậu Giang nói riêng và nước ta nói chung.
05:34 10/04/2025
(HG) - Ngày 9-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1973) xuất khẩu”,
21:59 04/04/2025
(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.
17:52 03/04/2025
(HGO) - Ngày 3-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Công an tỉnh là tổ chức chủ trì.
07:52 03/04/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) và khung năng lực,
14:15 19/03/2025
(HG) - Ngày 18-3, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) trực thuộc Tỉnh ủy, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.
06:55 19/03/2025
(HG) - Ngày 18-3, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST, CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo.
08:03 13/03/2025
Hậu Giang đã và đang chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN), tạo đột phá để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
07:56 13/03/2025
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở thành nền tảng quan trọng trong quá trình đổi mới sáng tạo, đưa tài sản trí tuệ phát huy giá trị thực tiễn.
07:25 03/03/2025
(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trung tâm Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Chuyển giao công nghệ (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), tổ chức Hội thảo Nâng cao nhận thức về SHTT cho doanh nghiệp và cộng đồng tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của gần 50 doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.
15:05 22/04/2025
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
09:55 22/04/2025
Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.
09:55 22/04/2025
(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.