Thứ Ba, ngày 06/06/2017 | 08:34
Đó là hiệu quả đáng ghi nhận mà dự án “Ứng dụng mô hình cầu tiêu tự hoại bằng vật liệu composite cho một số hộ nông dân xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Hậu Giang” do thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh làm chủ nhiệm, đã mang lại sau hơn 1 năm triển khai thực hiện.
Mô hình cầu tiêu bằng vật liệu composite là một ống trụ đứng, dễ lắp đặt và di chuyển.
Mô hình nhiều tiện ích
Bề ngoài của mô hình là một khối hình trụ giống như chiếc thùng phuy, cao khoảng 2m, đường kính khoảng 1m. Mặt trên là một tấm hình vuông có gắn bệ xí, 4 góc có 4 lỗ để cắm cọc cố định vị trí. Khối trụ được chế tạo bằng vật liệu composite gọn, nhẹ, độ bền cơ học cao. Ưu điểm của mô hình này là hoạt động theo cơ chế tự hoại, có thể điều chỉnh theo mực nước sông nên vật liệu composite có thể thay thế cho xi măng trên nền đất yếu như sát mé sông, trũng. Về nguyên tắc hoạt động, mô hình được thiết kế với 3 ngăn, bao gồm 2 ngăn lắng và 1 ngăn lọc, bảo đảm tạo một môi trường tự nhiên đầy đủ cho các hoạt động vi sinh yếm khí xảy ra. Tới mùa nước nổi, người dân có thể điều chỉnh dây cố định theo mực nước.
Ngoài ra, khi dời nhà, người dân có thể tháo các khớp cố định để di chuyển mà không cần đập vỡ như mô hình xây bằng xi măng. Được lắp đặt thử nghiệm mô hình tại gia đình, ông Lê Văn Sơn, ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, không khỏi ngạc nhiên vì sự đơn giản, tiện dụng của mô hình này. Ông Sơn đánh giá: “Hơn 20 năm nay, gia đình tôi sống sát mé sông và không có nhà vệ sinh, phải đi nhờ người thân trên lộ. Được dự án hỗ trợ 4 triệu đồng, tôi tiến hành xây dựng nhà vệ sinh bằng vật liệu nhẹ, không mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường. Giờ đây, việc vệ sinh của cả nhà tôi và các cháu nhỏ thuận tiện hơn, nhất là buổi tối”.
Qua dự án, các chỉ số xét nghiệm của mẫu nước thải từ mô hình đảm bảo hợp vệ sinh theo quy chuẩn QCVN 01:2011/BYT của Bộ Y tế năm 2011. Ủy viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Ong Phước Hải, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, từng đánh giá: “Mô hình thí điểm là cơ sở thực tiễn để người dân có thêm lựa chọn nhà vệ sinh bằng vật liệu mới là composite. Qua đây, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường cho các xã đã và đang xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh”.
Còn khó nhân rộng
Được biết trong nội dung nghiên cứu, dự án đã hỗ trợ kinh phí cho 30 hộ, với số tiền 4 triệu đồng/mô hình cho các xã nông thôn mới như: Thạnh Hòa, Hòa An, Bình Thành, Phương Bình của huyện Phụng Hiệp. Ngoài ra, người dân phải đối ứng khoảng 2,5 triệu đồng/mô hình. Đó là chưa kể nếu người dân xây dựng 4 mặt vách của nhà vệ sinh thì chi phí phát sinh có thể lên đến 10 triệu đồng/mô hình. Trong khi đó, xây một cầu tiêu tự hoại bằng xi măng tốn cao nhất là 7 triệu đồng (kể cả chi phí xây dựng nhà tắm). Vì vậy, việc nhân rộng còn gặp nhiều khó khăn.
Thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ thừa nhận: Mục tiêu của dự án nhằm thử nghiệm và đánh giá hiệu quả mô hình mới cũng như khả năng chấp nhận, nhân rộng. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho một mô hình khá cao so với kiểu xây xi măng cố định. Bên cạnh đó, các hộ sinh sống ven sông đa phần đều có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo nên chi phí đầu tư hơn 6 triệu đồng/mô hình là khá lớn so với khả năng của họ. Vì thế, sau khi kết thúc dự án, đơn vị vẫn sẽ phối hợp với các địa phương tuyên truyền người dân sử dụng. Song song đó, thông qua các chương trình như cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường của Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ thì hộ nghèo mới áp dụng được.
“Trên cơ sở tiếp cận nguồn vốn vay, người dân hoàn toàn có thể triển khai thực hiện mô hình. Qua đó, góp phần giúp cho tiêu chí môi trường của các xã đã và đang xây dựng nông thôn mới được đảm bảo bền vững hơn. Mặt khác, khi người dân có nhu cầu sử dụng thì Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh sẽ làm đầu mối cung cấp mô hình và nhận lắp đặt cho các hộ dân. Bởi chúng tôi luôn mong muốn giúp người dân dần thay đổi tập quán sử dụng cầu tiêu trên sông, góp phần gìn giữ vệ sinh chung cho cộng đồng”, thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ khẳng định.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
08:42 26/06/2025
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nấm, đã góp phần tạo nguồn thực phẩm an toàn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
06:37 24/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, vừa tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt băm cây khóm liên hợp với máy kéo phục vụ vùng trồng khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2019, do ThS. Trần Tấn Hậu làm chủ nhiệm, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là tổ chức chủ trì, với kinh phí từ ngân sách nhà nước gần 600 triệu đồng.
05:42 23/06/2025
(HG) - Đoàn kiểm tra về đo lường, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thành lập, vừa có đợt kiểm tra các phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử, mũ bảo hiểm và một số hàng hóa khác có nghi vấn về đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh.
07:44 19/06/2025
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn đến năm 2030 đang được triển khai với nhiều định hướng trợ lực cho các thương hiệu, sản phẩm chủ lực, giàu tiềm năng của tỉnh nhà.
09:07 18/06/2025
Công tác kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường là một việc quan trọng, cần được thực hiện đầy đủ, đúng quy định để doanh nghiệp phát triển bền vững, người dân yên tâm mua sắm hàng hóa.
09:01 13/06/2025
(HG) - Là nội dung Dự án “Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021, do kỹ sư Trần Kỷ Nguyên làm chủ nhiệm, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là tổ chức chủ trì, được triển khai trong 3 năm (từ tháng 2-2022 đến tháng 2-2025), với tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng.
09:22 12/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh vừa tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang”.
14:32 08/06/2025
(HG) - Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) sản xuất và chế biến nấm sò (nấm bào ngư - Pleurotus sp.), nấm vân chi (Trametes versicolor) và nấm trân châu (Agrocybe aegeritae) tại tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ
06:25 29/05/2025
Doanh nghiệp tư nhân được xác định là động lực chính cho sự phát triển bền vững của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), cần được trợ lực nhiều hơn trong thời gian tới.
06:10 21/05/2025
Với tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, Hậu Giang đã và đang từng bước khẳng định vai trò của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị nông sản, góp phần gia tăng thu nhập cho nông dân.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...