Thứ Năm, ngày 08/09/2016 | 08:11
Hiện không ít người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng mùn cưa và chế phẩm sinh học balasa làm đệm lót nuôi trăn đất, phát triển kinh tế hộ gia đình, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái.
Mô hình nuôi trăn trên đệm lót sinh học của anh Nữa cho hiệu quả cao.
Theo ông Nguyễn Thế Tự, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, trăn đất vốn là loài động vật hoang dã, dễ nuôi. Vì thế, hơn 10 năm trước đây, nhiều người dân địa phương đã nuôi tự phát, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, vào khoảng năm 2014, thị trường đầu ra trăn thịt khá ổn định thì người dân tận dụng diện tích xung quanh nhà, phát triển quy mô nuôi trăn đất trên đệm lót sinh học. Mô hình nuôi này, giúp người dân thu về lợi nhuận trên 50% so với cách nuôi thông thường.
“Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi trăn đất mang nguồn thu về cho gia đình tôi ít nhất là 150 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa hay trồng màu”, anh Lý Út Nữa, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ. Nhờ vậy, qua hơn 7 năm nuôi và phát triển, hiện quy mô đàn trăn của gia đình anh Nữa khoảng 150 con trăn lớn nhỏ khác nhau. Đồng thời, sắp tới đây, anh dự định xuất ra thị trường hơn 300kg trăn thịt. Theo đó, mỗi con trọng lượng đạt từ 30-45kg và bán với giá dao động từ 280.000-320.000 đồng/kg, tùy màu da, chắc chắn thu về trên 80 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí sản xuất.
Có được nguồn thu nhập như trên, anh Nữa cho rằng, hình thức nuôi trăn đất trên đệm lót có thể tận dụng diện tích trống ở khu vực trong nhà tối đa. Song, trung bình 1 cái lồng 1m, nuôi được 3 con trăn đất (trọng lượng từ 10kg). Còn vốn đầu tư khoảng 300.000 đồng/cái lồng, trong đó, bao gồm cả mùn cưa và chế phẩm sinh học balasa. Đặc biệt, người dân không cần phải ra công chăm sóc nhiều, da trăn đẹp và mịn, nhất là không gây mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Do tính tiện lợi, thời gian gần đây, phong trào nuôi trăn đất ở huyện Phụng Hiệp phát triển rất nhanh. Được biết, hiện không ít hộ dân địa phương nuôi trăn, với số lượng hơn 3.000 con trăn thịt. Anh Nguyễn Thành Trung, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Với cách thiết kế khoa học, nuôi trăn đất trên đệm lót sinh học rất thuận tiện cho những người ít thời gian rảnh mà muốn tăng thu nhập cho gia đình. Thực tế, mỗi lồng nuôi có đầu tư đệm lót sử dụng ít nhất cũng hơn 4 năm. Bên cạnh đó, thức ăn của trăn chủ yếu là chuột, gà, vịt… và ít thải phân, nước tiểu nên lồng nuôi luôn khô thoáng, sạch sẽ, lớn nhanh. Qua 1 năm nuôi, bình quân mỗi con trăn đạt trọng lượng từ 6-10kg. Với số lượng 14 con đang trong độ tuổi trưởng thành của gia đình, anh Trung dự định chọn một vài con trăn cái để sinh sản lứa đầu, nhân rộng quy mô ra thêm.
“Tuy nhiên, nuôi trăn cũng hết sức khéo léo, theo dõi kỹ. Bởi, chúng là loài hoang dã, nhưng do thuần phục, diện tích nuôi khá hẹp, ít hoạt động. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi, trăn dễ mắc phải bệnh như: đẹn miệng, viêm đường hô hấp, sưng phổi… dẫn đến hao hụt, lợi nhuận thu về không cao”, anh Trung cho biết thêm.
Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp Nguyễn Thế Tự đánh giá thêm: Nuôi trăn đất trên đệm lót là cách làm khoa học, hiệu quả cao, đặc biệt, tránh gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tùy vào mỗi người mà có biện pháp nuôi khác nhau. Thế nhưng, nhằm đảm bảo khâu quản lý và nguồn gốc rõ ràng nên đăng ký với Hạt Kiểm lâm địa phương. Bên cạnh đó, muốn nâng cao giá trị sản phẩm, hộ nuôi có thể tự thiết kế chỗ nuôi thoáng mát, có ánh sáng trực tiếp, giúp da trăn ngả màu vàng, bán giá cao.
“Tuy nhiên, người nuôi cần lựa chọn mua con giống có nguồn gốc cụ thể; tăng cường áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; tham gia các lớp hội thảo, đào tạo nghề nuôi trăn. Xu hướng tới, quy mô phát triển nhanh và hiệu quả, hộ nuôi có thể tự liên kết thành lập các câu lạc bộ, hỗ trợ cùng nhau sản xuất. Về địa phương ủng hộ bằng cách luôn tạo điều kiện vay vốn, hay lập kế hoạch cụ thể, mời và thu hút thương lái, công ty đến bao tiêu sản phẩm, hạn chế rủi ro, ổn định cuộc sống gia đình”, ông Tự nhấn mạnh.
Bài, ảnh: CHÍ CÔNG
08:21 03/12/2024
Với kỳ vọng nâng tầm trái mít Hậu Giang, Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã thực hiện nhiều nội dung tiếp sức cho loại nông sản chủ lực này.
07:57 02/12/2024
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.
16:31 30/11/2024
(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.
07:15 29/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.
18:21 28/11/2024
(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.
09:39 28/11/2024
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.
08:19 25/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.
07:34 23/11/2024
(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
07:30 22/11/2024
(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.
08:31 21/11/2024
(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.
21:51 03/12/2024
(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.
21:49 03/12/2024
(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.
21:48 03/12/2024
(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.
08:26 03/12/2024
(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.