Thứ Sáu, ngày 21/02/2025 | 05:49
Khéo vận động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.MP3
Với sự tận tâm và trách nhiệm, ông Sầm Lạc Bình, chuyên viên Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, đã phối hợp cùng các cán bộ kỹ thuật ở huyện Long Mỹ vận động người dân tham gia mô hình sản xuất mít ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao.
Cán bộ kỹ thuật hỗ trợ hướng dẫn cách trồng mít ruột đỏ cho nông dân tham gia mô hình.
Theo Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Long Mỹ có diện tích đất phèn rộng lớn, chủ yếu phân bố ở các xã như: Vĩnh Thuận Đông, Xà Phiên, Lương Nghĩa... Tuy đất phèn là trở ngại không nhỏ cho việc trồng cây ăn trái, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng vùng đất này vẫn có thể phát triển nông nghiệp, nhất là khi đất được cải tạo đúng cách.
Khai mở trên vùng đất phèn
Nhận thấy tiềm năng phát triển cây mít ruột đỏ trên vùng đất Long Mỹ, ông Sầm Lạc Bình phối hợp với các cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông và Trạm Bảo vệ thực vật huyện trực tiếp đến gặp gỡ, trao đổi với những hộ đã trồng hoặc các hộ lên liếp dự kiến trồng mít ruột đỏ để tư vấn và vận động tham gia mô hình sản xuất mít ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao, với mục tiêu mang lại sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP.
“Các tiêu chí chọn hộ tham gia mô hình phải thuận tiện đi lại, đạt diện tích đất từ 2.000m2 trở lên, có nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt và có sự đam mê học hỏi, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào quá trình canh tác. Từ đó, chọn ra một số hộ dân đáp ứng tiêu chí trên và tiến hành đến từng hộ dân vận động tham gia mô hình”, ông Bình cho biết.
Trước khi đến hộ dân, ông Bình chuẩn bị tất cả thông tin về mô hình như hiệu quả kinh tế và xã hội để người dân tham gia thực hiện. Qua kết quả vận động được 4 hộ dân tham gia xây dựng mô hình sản xuất mít ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 3ha tại thị trấn Vĩnh Viễn, cùng các xã Thuận Hòa, Thuận Hưng và Xà Phiên.
Qua thời gian thực hiện, hướng dẫn, sự hiểu biết của nông dân về kỹ thuật trồng ngày càng nâng cao. Bà con nhuần nhuyễn hơn cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; đồng thời, được hỗ trợ về phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, hệ thống tưới tiết kiệm nước. Ngoài ra, các kỹ thuật canh tác như sử dụng phân vi sinh, bao trái, hạ phèn, nâng pH đất, phòng trừ sâu bệnh và biện pháp hạn chế bệnh xơ đen trên cây mít đều được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết.
Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, trồng 300 cây mít ruột đỏ và 300 cây mít thái được hơn 1 năm. Trước đây, do trồng mít từ kiến thức tự học hỏi và kinh nghiệm bản thân, nên vẫn còn nhiều điều chưa đạt như mong muốn, nhưng từ khi có sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật, giúp hiệu quả cao hơn rất nhiều. “Cán bộ kỹ thuật đã hỗ trợ nhiệt tình, vận động người dân áp dụng mô hình, giúp nâng cao thu nhập cho bà con khi tham gia vào mô hình sản xuất mít ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao”, ông Kiệt bày tỏ.
Mô hình điểm để nhân rộng
Còn ông Nguyễn Văn Đảm, ở ấp 3, xã Xà Phiên, đã trồng mít được 3 năm. Những năm qua, nhờ giá mít và lượng trái thu hoạch khá ổn định nên với khoảng 200 gốc mít, cho sản lượng 3 - 4 tấn mỗi đợt thu hoạch. Đáng nói là trước khi tham gia mô hình, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên ông Đảm gặp khó khăn trong quá trình canh tác. “Ban đầu, lứa trái chiếng không được như mong muốn. Sau khi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, tôi đã biết cách săn sóc cây, sửa trái cho đẹp, bắt mắt hơn”, ông Đảm chia sẻ.
Cũng theo ông Đảm, ở ấp 3, xã Xà Phiên chỉ có một mình hộ ông tham gia mô hình vì bà con cho rằng có quá nhiều công đoạn cực nhọc. Tuy nhiên, ông cảm thấy hứng thú và phát triển thêm vườn mít. “Tôi thấy mô hình này rất hay, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất hơn, nên tôi quyết định trồng thêm khoảng 40 cây mít nữa. Giờ tôi nắm vững kỹ thuật, chăm sóc đúng bài bản, thấy hiệu quả hơn hẳn so với sản xuất lúa. Đơn cử như năm ngoái, tôi thu nhập được trên 80 triệu đồng từ vườn mít”, ông Đảm tâm đắc nói.
Theo đánh giá chung, mô hình sản xuất mít ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao giúp người dân chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập. Kết quả này khẳng định sự thành công của phong trào “Dân vận khéo” với năng suất trung bình hàng năm đạt 10 tấn trái/ha và doanh thu gần 400 triệu đồng/ha. Đồng thời, giúp đội ngũ cán bộ đảng viên, viên chức của Ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang nâng cao tinh thần, thái độ, phong cách vận động, phục vụ Nhân dân.
Nhất là thực hiện tốt theo 6 điều Bác Hồ dạy là phải “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, từng bước xây dựng, thực hành có hiệu quả phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Theo ông Sầm Lạc Bình, bài học kinh nghiệm mà ông rút ra trong công tác dân vận trước hết là phải am hiểu về luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với đó, phải có tính nhẫn nại để giải thích, vận động và tuyên truyền; có tâm huyết, nói phải đi đôi với làm, nhất là hiệu quả mô hình mang lại cho các hộ dân tham gia. Muốn vậy, cần quan tâm gần dân, hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân trước khi triển khai thực hiện. “Thời gian tới, mô hình sẽ được tiếp tục duy trì và lan tỏa. Đối với địa phương, đây có thể xem là mô hình điểm để nông dân trau dồi, nâng cao kỹ thuật canh tác và nhân rộng, gắn với việc tiếp tục tập huấn, hướng dẫn nông dân”, ông Bình cho hay.
Với những đóng góp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cùng mục tiêu ứng dụng các công nghệ cao, cơ cấu lại cây trồng nhằm tăng năng suất, giá trị, bền vững về môi trường, tăng thu nhập cho nông dân, mô hình “Vận động người dân tham gia mô hình sản xuất mít ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao” đã được cơ quan chuyên môn công nhận là mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tỉnh Hậu Giang năm 2024.
THẢO TIÊN
07:35 06/05/2025
(HG) - Ngày 5-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT WEEK Hậu Giang 2025). Tham dự buổi làm việc còn có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
08:08 28/04/2025
Sau nghiệm thu, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh sẽ được chuyển giao sát hợp hơn để triển khai ứng dụng hiệu quả, tránh tình trạng “đắp chiếu”, “bỏ ngăn kéo”.
07:36 11/04/2025
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh), đã nghiên cứu và trồng thành công giống bí đao dứa, một loại cây mới, lạ tại Hậu Giang nói riêng và nước ta nói chung.
05:34 10/04/2025
(HG) - Ngày 9-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1973) xuất khẩu”,
21:59 04/04/2025
(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.
17:52 03/04/2025
(HGO) - Ngày 3-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Công an tỉnh là tổ chức chủ trì.
07:52 03/04/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) và khung năng lực,
14:15 19/03/2025
(HG) - Ngày 18-3, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) trực thuộc Tỉnh ủy, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.
06:55 19/03/2025
(HG) - Ngày 18-3, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST, CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo.
08:03 13/03/2025
Hậu Giang đã và đang chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN), tạo đột phá để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
08:33 09/05/2025
(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
08:31 09/05/2025
Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,
08:30 09/05/2025
(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.