Khoa học và công nghệ giải quyết các vấn đề thực tiễn: Vào cuộc nhưng chưa đi tới cùng

Thứ Ba, ngày 09/01/2024 | 16:53

Với mong muốn chung tay giải quyết những vấn đề từ thực tiễn đặt ra tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thời gian qua, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã nỗ lực vào cuộc với nhiều chương trình, đề tài, dự án.

Bài 2: Đề tài, dự án rất nhiều nhưng hiệu quả tới đâu?

Số lượng, quy mô của các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã khẳng định sự quan tâm, vào cuộc của lĩnh vực này đối với các vấn đề tại ĐBSCL nhưng hiệu quả mang lại trong thực tiễn vẫn còn là một vấn đề đáng bàn.

Có vào cuộc...

Thực tế, phải nhìn nhận là các nhiệm vụ KH&CN đã giúp nhiều người dân tiếp cận các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới.

“KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ (giai đoạn 2014 – 2020), là chương trình cấp quốc gia do Bộ KH&CN triển khai, dưới sự chủ trì của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo PGS. TS. Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: “Chương trình yêu cầu tiếp cận theo hướng liên ngành, liên vùng, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định, triển khai các chiến lược, mô hình và chính sách phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. Đưa ngay những thành tựu KH&CN vào giải quyết các vấn đề bức xúc, mang lại hiệu quả tối ưu về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường sinh thái”.

Trong 6 năm thực hiện, chương trình đã triển khai 62 nhiệm vụ tại hầu hết các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Trong đó, có 41 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và môi trường; 21 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Theo khung chương trình, có 19 nhiệm vụ phục vụ hoạch định chính sách, chiến lược; 17 nhiệm vụ nghiên cứu giải pháp KH&CN liên ngành; 26 nhiệm vụ ứng dụng giải pháp KH&CN vào thực tiễn. 100% nhiệm vụ triển khai trong chương trình đã và đang được chuyển giao, bàn giao cho các ban, bộ, ngành và địa phương.

Tiêu biểu là các đề tài “Khảo sát, đánh giá, xây dựng các giải pháp công nghệ hiện đại, tối ưu để sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm sinh khối (trấu) theo hướng sản xuất năng lượng bền vững” do Trường Đại học Bách Khoa chủ trì; “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý đồng bằng sông Cửu Long” do Trung tâm Ðịa Tin học, Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì; đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh trong nuôi trồng thủy sản” do Trường đại học Cần Thơ chủ trì,... bước đầu cung cấp cho ĐBSCL nhiều luận cứ khoa học và thực tiễn. Xây dựng được các mô hình ứng dụng trong nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của nông dân.

Đó là một trong nhiều chương trình KH&CN cấp quốc gia đã và đang triển khai tại ĐBSCL. Mỗi tỉnh, thành phố trong khu vực còn có các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện, các hoạt động ứng dụng, chuyển giao KH&CN theo lĩnh vực trên địa bàn.

Qua đó, từng bước đưa KH&CN vào thực tiễn đời sống, sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của vùng. Kết quả mà các mô hình, đề tài, dự án mang lại đã tiếp tục chứng minh, khẳng định vai trò nền tảng, động lực của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL và cả nước.

Tuy nhiên, nếu thẳng thắn nhìn nhận kết quả từ việc triển khai các mô hình, đề tài, dự án, có thể thấy, những gì mà KH&CN mang lại vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

Đã đi tới đâu ?

Đề tài “Xây dựng và triển khai mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị cho ngành hàng cây có múi (bưởi và cam sành) ở vùng Tây Nam Bộ”  được Viện Cây ăn quả miền Nam thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020. Trong bối cảnh hầu hết diện tích sản xuất bưởi và cam sành ở nơi đây đều có qui mô nhỏ, chưa tuân thủ các qui trình canh tác nông nghiệp sạch, dẫn đến sản lượng nông sản thiếu đồng bộ, khó để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh trái cây, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Sau khi triển khai, đề tài đã giúp cho hơn 150 diện tích đất trồng bưởi da xanh, bưởi Năm Roi và cam sành tại 3 hợp tác xã ở các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, đạt được tiêu chuẩn VietGAP. Xây dựng chuỗi giá trị cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng, sau khi nghiệm thu, tính lan tỏa của dự án chưa cao. Bằng chứ là đầu ra của các loại nông sản trên vẫn chưa thể cải thiện, nếu không muốn nói là kém ổn định hơn. Đỉnh điểm là trong năm 2023, cam sành và bưởi Năm Roi đều lần lượt rớt giá, khiến nhiều nông hộ rơi vào cảnh “khốn đốn”.

KH&CN chưa thể phục hồi và phát triển bền vững đặc sản quýt đường Long Trị của tỉnh Hậu Giang.

Tại Hậu Giang, nơi vốn nổi danh với đặc sản quýt đường Long Trị, bưởi Năm Roi Phú Hữu,… cũng đã tập trung triển khai nhiều nhiều vụ KH&CN các cấp trên những loại nông sản này. Năm 2014, khi tỉnh xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị”, cũng là thời điểm mà diện tích cây quýt đường tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ đã giảm đáng kể. Vừa nỗ lực phục hồi loại cây này, tỉnh vừa giao Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu Việt Nam, chủ trì thực hiện dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị” dùng cho sản phẩm quýt đường của tỉnh Hậu Giang”.

Nhưng đến thời điểm nghiệm thu dự án vào năm 2022, diện tích quýt đường tại Long Trị chỉ còn 6ha, và tiếp tục giảm dần còn 4ha vào cuối năm 2023. Gắn bó hơn nửa đời người với cây quýt đường, ông Nguyễn Văn Thuấn, ở ấp 8, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, cho biết: “Những năm 2000, cây quýt đường trồng ở đây bắt đầu bị nhiễm bệnh vàng lá, vàng lá gân xanh. Tôi cũng kiên trì mấy năm, áp dụng nhiều biện pháp nhưng không có hiệu quả, nên đành chuyển sang trồng loại cây khác để đảm bảo cuộc sống gia đình”.

Đó cũng là lựa chn của nhiều hộ nông dân tại vùng trồng quýt đường Long Trị. Điều này đồng nghĩa với việc, dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Quýt đường Long Trị” dùng cho sản phẩm quýt đường của tỉnh Hậu Giang” tuy được nghiệm thu với đầy đủ sản phẩm, nhưng không thể áp dụng rộng rãi trong thực tế.

Từ một dự án được kỳ vọng sẽ giúp thương hiệu “Quýt đường Long Trị” của tỉnh Hậu Giang bay cao, bay xa, giờ đây, phải bất đắc dĩ cất vào ngăn tủ, chờ đợi một ngày nào đó quýt đường Long Trị được phục hồi.

Đây là thực trạng chung của nhiều nhiệm vụ KH&CN hiện nay. Tuy đề tài, dự án nào cũng được triển khai dựa trên tính cấp thiết, nhưng qua thời gian thực hiện, có nhiều yếu tố đã dần thay đổi.

Vì vậy khi nghiệm thu, một số sản phẩm của nhiệm vụ không còn phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến khó chuyển giao và ứng dụng, hoặc có ứng dụng nhưng lại chưa lan tỏa rộng rãi, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét. Ngoài ra còn có những nhiệm vụ không đạt kết quả như mong đợi, không thể đưa vào ứng dụng.

Thực tiễn đã cho thấy những gì mà KH&CN mang lại chưa thực sự hiệu quả như kỳ vọng. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

ĐANG THƯ – HOÀNG NGUYÊN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025: Diễn ra vào giữa tháng 5 tới

07:35 06/05/2025

(HG) - Ngày 5-5, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với các sở, ban, ngành về Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Hậu Giang 2025 (Week of Science, Technology, Innovation and Digital Transformation - STIDT WEEK Hậu Giang 2025). Tham dự buổi làm việc còn có ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Chuyển giao sát hợp, ứng dụng hiệu quả khoa học và công nghệ

08:08 28/04/2025

Sau nghiệm thu, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh sẽ được chuyển giao sát hợp hơn để triển khai ứng dụng hiệu quả, tránh tình trạng “đắp chiếu”, “bỏ ngăn kéo”.

Độc lạ giống bí đao... dứa

07:36 11/04/2025

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh), đã nghiên cứu và trồng thành công giống bí đao dứa, một loại cây mới, lạ tại Hậu Giang nói riêng và nước ta nói chung.

Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn xuất khẩu

05:34 10/04/2025

(HG) - Ngày 9-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1973) xuất khẩu”,

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm đề tài về công tác nắm bắt dư luận xã hội

21:59 04/04/2025

(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

17:52 03/04/2025

(HGO) - Ngày 3-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Công an tỉnh là tổ chức chủ trì.

Tìm giải pháp đánh giá hiệu quả công việc và khung năng lực cho công chức, viên chức

07:52 03/04/2025

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) và khung năng lực,

Kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

14:15 19/03/2025

(HG) - Ngày 18-3, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) trực thuộc Tỉnh ủy, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu”

06:55 19/03/2025

(HG) - Ngày 18-3, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST, CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sự phát triển

08:03 13/03/2025

Hậu Giang đã và đang chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN), tạo đột phá để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hân hoan mừng sinh nhật Bác

05:57 12/05/2025

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Bác kính yêu, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng tỉnh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng, tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi.

Phụ nữ chung sức lập thành tích chào mừng đại hội đảng

05:55 12/05/2025

Thiết thực lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, lan tỏa tinh thần thi đua xây dựng quê hương giàu đẹp.

Kỳ vọng với mô hình làm kinh tế từ dưa

05:53 12/05/2025

Không chỉ là nơi thử nghiệm các mô hình nông nghiệp hiện đại, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang dần khẳng định vai trò đầu tàu đổi mới trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng và chế biến dưa muối từ dưa lưới non được kỳ vọng là một hướng đi mới nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, gia tăng hiệu quả kinh tế và gắn kết với nhu cầu thị trường.

Bài 3: Hạ tầng giao thông kết nối, sức bật cho giai đoạn mới

05:49 12/05/2025

Bên cạnh các dự án lớn mang tính trọng điểm quốc gia thì các công trình kết nối nội vùng cũng đang được các địa phương ĐBSCL đẩy mạnh, vừa thúc đẩy sự phát triển đồng bộ vừa nâng cao khả năng kết nối giữa các địa phương trong vùng.