Lão nông mê lai tạo lúa giống

Thứ Năm, ngày 26/04/2018 | 10:29

Với tình yêu đặc biệt cây lúa, ông Phan Văn Oanh, ở xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, đã nghiên cứu thành công nhiều giống lúa lai. Niềm đam mê với cây lúa đã khiến ông gắn bó với công việc này nhiều năm qua.

Ông Oanh khoe sản phẩm nếp than mà mình phục tráng thành công có phẩm chất dẻo, thơm, màu sắc đẹp.

12 năm qua, ông Oanh đã tự lai tạo thành công nhiều giống lúa mới đến nỗi không nhớ rõ chính xác con số. Chỉ những giống lai tạo thành công, được nông dân sử dụng rộng rãi thì ông mới nhớ chính xác 8-9 giống. Đặc điểm của các loại giống lúa lai mà ông làm ra đều cho năng suất cao, kháng rầy, cứng cây. Bởi chúng là những giống lúa được ông chọn từ dòng bố mẹ có phẩm chất tốt, năng suất vượt trội, đang được thị trường từng thời điểm ưa chuộng. Đặc biệt, ông tâm đắc nhất với giống lúa Long Mỹ 3 (LM3) và Long Mỹ 5 (LM5) mà mình làm ra vào thời điểm năm 2009-2010. Ông Oanh nhớ lại: “Lúc đó, ruộng lúa bà con bị rầy chích hút nhiễm bệnh nhiều lắm. Ruộng nhà tôi cũng không tránh khỏi. Vì vậy, tôi đề nghị các thầy, cô ở Trường Đại học Cần Thơ đề xuất giống lúa nào kháng rầy, cứng cây, năng suất cao để tôi lai tạo thử”.

Không ngờ, 2 giống lúa LM3 và LM5 năm ấy đã giúp cho bà con vượt khỏi cảnh tấn công của rầy nâu. Hàng trăm hộ dân trong xã đã sử dụng và công nhận. Ông Nguyễn Văn Dễ, ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình, đánh giá: “Nhớ năm đó, tôi có xài giống lúa của ông Oanh, năng suất được 6 tấn ở vụ Đông xuân. Cây lúa cứng cáp, ít bị nhiễm rầy nâu”.

Cơ may đưa đẩy ông gắn bó với nghề này là một lần tham gia tập huấn tại Trường Đại học Cần Thơ. Được sự hướng dẫn của các thầy, cô ở trường, ông đã bắt đầu thử nghiệm lai tạo giống lúa mới trên diện tích 500m2 đất ruộng. Bước đầu, do thiếu thốn cơ sở vật chất nên ông cũng gặp nhiều trở ngại. “Không có nhà lưới, phòng thí nghiệm như trên trường nên tôi cất tạm khung lưới nhỏ chừng 4m2 trước sân nhà. Khi nào lai lúa thì cho lúa vào chậu và để trong khung lưới để tránh gió, chim vào quậy phá”, ông Oanh nhớ lại. Thấy chồng cặm cụi với mô hình, vợ của ông Oanh đôi lúc cũng không đồng ý, bởi mỗi lẫn thí nghiệm khá tốn công, chi phí cũng không ít. Và nhất là mỗi lần thu hoạch lúa chỉ được chừng vài nắm hạt không làm gì được, buộc phải mang cho gà, vịt ăn. Nhưng sau mỗi lần thành công, lai được một giống mới, thấy chồng vui, tinh thần phấn chấn, vợ ông cũng dần quen và ủng hộ.

Giờ đây, đứa con tinh thần là lúa nếp than lại tiếp tục dung dưỡng ý chí nghiên cứu, lai tạo giống trong ông. Với giống này, ông đã bỏ ra một khoảng thời gian gần 6 năm để thuần giống. Ông Oanh cho biết: “Cái giống này tôi mất nhiều thời gian nhất. Tôi bắt đầu làm hồi năm 2012 nhưng khi nấu nếp không được dẻo. Sau lần thất bại, tôi phải đi tận nước Campuchia để tìm hạt giống mà bên nước bạn còn sản xuất, khử lẫn và thuần chủng. Hơn hàng chục lần thử nghiệm, 3 năm gần đây, nếp than bắt đầu thuần, hạt nếp ra màu tím than, nấu dẻo. Tuy nhiên, nếp cho ra nhiều dòng, hình thái khác nhau nên tôi chưa dám tung ra thị trường, còn để ở nhà thử nghiệm”. Hiện tại, ông Oanh đang giữ hơn 40kg hạt giống lúa nếp than. Ông dự kiến sẽ thử nấu xôi, làm bánh và nấu rượu nếp than để trực tiếp kiểm nghiệm chất lượng, sau đó mới gửi đi nhân rộng.

Đánh giá về giống lúa nếp than này, ông Nguyễn Văn Dần, ở ấp Bình Thuận, cho biết: “Tôi có thử loại rượu nếp than mà ông Oanh nấu, thấy ngon và màu đẹp hơn so với loại rượu nếp than thị trường bán bên ngoài. Nếu ông Oanh làm thành công thì người dân chúng tôi có thể thưởng thức nhiều sản phẩm ngon, chất lượng được làm từ nếp”. Nghe tin ông Oanh phục tráng giống nếp than thành công, ông Thạch Hen, ở tỉnh Sóc Trăng cũng lần dò đến tìm mua về trồng thử nghiệm.

Theo ông Oanh, lai tạo giống lúa mới đã khó, việc phát triển nhân rộng những giống lúa mới càng khó hơn. Các loại giống ông lai tạo ra thì nhiều nhưng mức độ sử dụng rộng rãi trong dân không nhiều. Bởi, nông dân chỉ sản xuất những giống mà thị trường đang thu mua hoặc công ty bao tiêu. Nếu trồng loại khác thì bị mua với giá cào bằng với giống chất lượng thấp  dù có năng suất, chất lượng cao hơn. Điển hình vào năm 2010, nông dân sử dụng giống LM5 của ông trồng giúp kháng rầy, năng suất cao, hạt gạo dẻo nhưng bị thương lái mua giá thấp. Bởi, thương lái viện lý do hạt gạo tròn, giống lạ nên không mua giá cao hơn. Bởi vậy, đa số giống lúa ông lai tạo chỉ có thể chuyển giao cho Trường Đại học Cần Thơ hoặc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang khảo nghiệm và đưa ra thị trường. Ông mong muốn những giống lúa mới do mình lai tạo được đăng ký bản quyền và nhân rộng ở các vùng trồng lúa trong cả nước. Ông Oanh mong muốn: “Nếu có điều kiện tôi sẽ đăng ký bảo hộ độc quyền giống nếp than và giống lúa Đài Nguyên mà tôi đang lai sắp hoàn thiện. Tôi đã tìm đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh để nhờ hỗ trợ về thủ tục đăng ký”.

Việc ông tự lai tạo giống lúa mới không chỉ góp phần hạn chế tình trạng xuống cấp, mai một giống lúa chất lượng, phẩm chất ngon đã có từ lâu đời như nếp than, Đài Nguyên (lúa mùa). Nên chăng, các ngành chức năng có động thái hỗ trợ để khích lệ tinh thần, giúp ông Oanh phát huy sở trường của mình.

Đặc điểm một số giống lúa của ông Oanh lai tạo, phục tráng thành công như: Giống LM3 có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, kháng rầy, hạt dài, cứng cây, năng suất trung bình 6 tấn/ha; giống LM5 thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, hạt tròn, cứng cây, kháng rầy, năng suất 7-8 tấn/ha, gạo dẻo. Giống Đài Nguyên được ông lai tạo vẫn giữ được phẩm chất thơm, ngon, thời gian sinh trưởng từ 120-150 ngày giảm còn 95-100 ngày; giống nếp than còn 90-95 ngày, năng suất trung bình 5-6 tấn/ha, hạt lúa có màu tím than rất đẹp.

 

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, phục vụ sự phát triển

07:57 02/12/2024

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Nghiên cứu chiết xuất và đa dạng các sản phẩm từ trầu

07:15 29/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

18:21 28/11/2024

(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.

Ứng dụng công nghệ để phát triển thương hiệu xoài của tỉnh

09:39 28/11/2024

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít của tỉnh

08:19 25/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng 30ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP

07:30 22/11/2024

(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.

Thành phố Vị Thanh 6 năm liên tiếp xếp hạng nhất thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ

08:31 21/11/2024

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.

Tìm giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh nhà

08:55 20/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.