Lợi ích khi nông dân biết công nghệ thông tin

Thứ Năm, ngày 09/02/2017 | 08:09

Để hội viên, nông dân tiếp cận nhanh với các nguồn thông tin về thị trường hàng hóa, nông sản, khoa học kỹ thuật sản xuất,... những năm qua, Hội Nông dân huyện Long Mỹ đã nhân rộng Câu lạc bộ Nông dân ứng dụng công nghệ thông tin (CLB NDƯDCNTT), nhờ đó đã góp phần nâng cao sự hiểu biết của nông dân trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc sản xuất, kinh doanh.

Biết truy cập mạng internet giúp nông dân thuận lợi nắm bắt thêm những kinh nghiệm hay trong sản xuất.

Trước đây, máy vi tính và mạng internet là điều xa lạ đối với rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ, nhưng nay không ít gia đình đã có máy vi tính kết nối internet, đặc biệt là một bộ phận nông dân đã thành thạo các thao tác để truy cập mạng, tìm hiểu thông tin bổ ích phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Mỹ, cho biết: “Qua mạng internet, nông dân có thể tìm kiếm được nhiều thông tin bổ ích như: kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, thông tin về giá cả thị trường, địa chỉ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp uy tín, các mô hình mới, gương nông dân điển hình. Nông dân còn dễ dàng tìm hiểu các thông tin về chính sách của Nhà nước về tam nông và nhiều thông tin bổ ích khác. Do vậy, những năm qua, Hội Nông dân huyện chỉ đạo mỗi xã đều phải thành lập CLB NDƯDCNTT”.

Là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, hộ nghèo nhiều, điều kiện phát triển còn hạn chế hơn so với một số địa phương khác, để tạo điều kiện giúp nông dân địa phương tiếp cận nhiều kinh nghiệm hay trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, Hội Nông dân xã Xà Phiên đã thành lập 2 CLB NDƯDCNTT với 10 thành viên. Qua hoạt động của các câu lạc bộ đã giúp nông dân phát huy được hiệu quả tích cực trong sản xuất. 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức từ internet vào sản xuất, năm 2015, ông Quách Hoàng Phong, ở ấp 5, xã Xà Phiên, đã cùng với một số nông dân trong xóm thành lập CLB NDƯDCNTT và duy trì hiệu quả hoạt động đến nay. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, các thành viên trong câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm sử dụng mạng internet và kinh nghiệm sản xuất. Hiện câu lạc bộ được trang bị 3 máy vi tính, trong đó có 1 máy do thành viên tự trang bị, UBND xã hỗ trợ 2 máy, do đó các thành viên có nhiều thuận lợi trong hoạt động. Ông Quách Hoàng Phong, Chủ nhiệm CLB NDƯDCNTT ấp 5, cho biết: “Nhà tôi có sẵn máy tính nên mỗi ngày tôi nhờ con chỉ cách sử dụng và tự mày mò tập đánh chữ, truy cập mạng,… giờ đây tôi đã sử dụng rất thành thạo. Khi câu lạc bộ thành lập, tôi tận tình hướng dẫn một số anh em về thao tác sử dụng máy, cách tìm kiếm thông tin. Đến nay, các thành viên đã cơ bản biết cách tìm thông tin cần thiết để vận dụng vào việc chăn nuôi, trồng trọt”.

Qua 2 năm hoạt động, việc sản xuất của nông dân trong ấp có nhiều tiến bộ. Có hộ nhờ học từ mạng đã biết áp dụng các phương pháp sản xuất lúa giúp giảm chi phí, công chăm sóc, tăng năng suất, lợi nhuận. Nhiều hộ dân đã học tập kinh nghiệm mới áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả. Nông dân cũng được nhiều thuận lợi hơn trong việc nắm bắt giá cả thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp.         

Ông Phạm Hoàng Bá, ở ấp 5, xã Xà Phiên, chia sẻ: “Cũng nhờ các anh em trong CLB NDƯDCNTT chỉ dẫn mà tôi biết lên mạng tìm hiểu các mô hình hay, được biết thêm nhiều kỹ thuật mới để ứng dụng vào trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả hơn. Theo tôi, việc biết sử dụng mạng internet để vận dụng kiến thức được đăng trên mạng vào thực tế sẽ giúp ích rất nhiều cho bà con nông dân mình”.

Ngoài trồng lúa, khoảng 2 năm nay, gia đình ông Bá đầu tư nuôi heo sinh sản để tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Nếu như trước kia, mỗi lần heo đến kỳ phối giống, gia đình ông phải mướn tốn kém, trung bình mỗi con heo được thụ tinh nhân tạo phải tốn khoảng 200.000 đồng/lần. Qua tìm hiểu, học tập kỹ thuật nuôi heo sinh sản trên mạng, gần một năm nay, gia đình ông Bá đã tự thực hiện được quy trình, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho heo. Nhờ vậy, chi phí thụ tinh nhân tạo cho heo không còn đáng kể, sản lượng heo con vẫn đạt yêu cầu.

Theo Hội Nông dân huyện Long Mỹ, toàn huyện có 13 CLB NDƯDCNTT với 90 thành viên. Mỗi xã thành lập ít nhất một câu lạc bộ, riêng một số xã như: Xà Phiên, Vĩnh Viễn A, Vĩnh Thuận Đông… có đến 2 câu lạc bộ và được nhân rộng đến ấp. Qua thực hiện mô hình này, bước đầu tác động đến nhận thức của một bộ phận nông dân trong việc tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Ngoài kinh nghiệm thực tế, kiến thức học từ báo đài, sách vở thì nông dân còn tự trang bị thêm cho mình vốn kiến thức phong phú hơn từ các trang mạng. Nhiều nông dân đã linh hoạt ứng dụng những gì học được vào thực tiễn để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình; tự tìm hiểu, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là các chính sách về tam nông, đây là điều kiện thuận lợi góp phần phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở hội nhân rộng mô hình này khi các đơn vị có đủ điều kiện triển khai thực hiện.

Bài, ảnh: QUỲNH LAM

Viết bình luận mới

Xem thêm

Giúp cây mít phát triển bền vững

08:21 03/12/2024

Với kỳ vọng nâng tầm trái mít Hậu Giang, Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã thực hiện nhiều nội dung tiếp sức cho loại nông sản chủ lực này.

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, phục vụ sự phát triển

07:57 02/12/2024

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Nghiên cứu chiết xuất và đa dạng các sản phẩm từ trầu

07:15 29/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

18:21 28/11/2024

(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.

Ứng dụng công nghệ để phát triển thương hiệu xoài của tỉnh

09:39 28/11/2024

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít của tỉnh

08:19 25/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng 30ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP

07:30 22/11/2024

(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.

Thành phố Vị Thanh 6 năm liên tiếp xếp hạng nhất thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ

08:31 21/11/2024

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cho Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

21:51 03/12/2024

(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.

Phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam

21:49 03/12/2024

(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.

Khẩn trương giải ngân nguồn vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024

21:48 03/12/2024

(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tạm giữ trên 2.000 sản phẩm “túi mù” không có hóa đơn chứng từ

08:26 03/12/2024

(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.