Mô hình triển vọng cho vùng bị xâm nhập mặn

Thứ Năm, ngày 08/06/2017 | 07:28

Tới đây, PGS.TS Bùi Thị Nga, Trường Đại học Cần Thơ sẽ xây dựng nhiều mô hình hiệu quả thích ứng với vùng đất bị xâm nhập mặn và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đó là mục tiêu mà đề tài “Đánh giá thực trạng và xây dựng các mô hình cải thiện sinh kế thích ứng với xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” mà bà sắp thực hiện.

Mô hình tôm - lúa của ông Hùng vừa thích ứng được xâm nhập mặn, vừa cải thiện thu nhập gia đình.

Triển vọng

Các mô hình được chủ nhiệm đưa ra là: túi ủ biogas - cá, biogas - bèo - ốc, tôm càng xanh - lúa, bồn bồn - cá, biogas - heo - cá... Các mô hình đều tận dụng những phế phẩm sẵn có trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt của người dân để phát triển loại vật nuôi, cây trồng khác. Chủ nhiệm đề tài đã chọn hai địa bàn là huyện Long Mỹ và huyện Vị Thủy để thực hiện. Theo bà Bùi Thị Nga, đây là hai đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu. Vì lý do đó mà người dân nơi đây phải chịu nhiều thiệt thòi, trở ngại trong canh tác. Hơn nữa, hai địa phương này được đầu tư về công trình khí sinh học theo các chương trình, dự án của tỉnh như Đề án 1.000, dự án Khí sinh học của Trung tâm Khuyến nông tỉnh... nên có đủ điều kiện cần thiết để triển khai mô hình.

Theo PGS.TS Bùi Thị Nga, bản thân bà và cộng tác viên đã từng thử nghiệm và nghiên cứu các mô hình sử dụng nước thải từ mô hình khí sinh học để nuôi cá, nuôi bèo - ốc, trồng hoa màu. Những mô hình này đã được thử nghiệm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tương tự của tỉnh Hậu Giang. Sử dụng mô hình khí sinh học từ túi ủ biogas được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để xử lý chất thải trong chăn nuôi heo. Mô hình có nhiều tiện ích như tiết kiệm chi phí sử dụng nhiên liệu đun nấu trong gia đình, giảm mùi hôi, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính... Ngoài ra, theo kết quả từ một nghiên cứu của bà, nước thải từ túi ủ biogas chứa hàm lượng chất hữu cơ, tổng đạm, tổng lân khá cao. Nếu nước thải này trực tiếp đưa ra sông, ao, rạch sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Vì vậy, nếu nước thải được tận dụng tốt thì có thể tận dụng các chất đạm, lân còn lại để cung cấp dưỡng chất cho cây trồng như một loại phân bón. Ngoài ra, nước thải còn sử dụng nuôi cá sặc rằn, nuôi bèo - ốc kết hợp vừa tận dụng dinh dưỡng, vừa hạn chế được tình trạng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường một cách an toàn hơn.

Cải thiện sinh kế      

Trước tình hình giá heo xuống thấp như hiện nay thì việc duy trì đàn heo tại nông hộ khá khó khăn. Vì vậy, mô hình túi ủ biogas của đề tài sẽ là một giải pháp để góp phần kéo dài thời gian duy trì mô hình và hỗ trợ người chăn nuôi, khi chất thải trong túi ủ từ chăn nuôi sẽ là nguồn thức ăn cung cấp dưỡng chất cho các mô hình. Đặc biệt, khi người dân thất thu từ đàn heo thì cá, ốc, bèo sẽ là nguồn kinh tế phụ góp phần bổ sung nguồn thu nhập cho gia đình. Hơn nữa, các loại hoa màu trồng ven, trồng xen ruộng lúa như đậu bắp, dưa leo, dưa hấu cũng rất thích ứng với nước thải này. Theo PGS.TS Bùi Thị Nga, khả năng nhiễm vi sinh vật từ nước thải thấp và đã được nghiên cứu dùng thay thế phân hóa học. Mô hình sẽ giúp tiết giảm được 20-30 lít/m2/vụ thải ra sông rạch. Lợi nhuận tưới rau màu có thể đạt cao hơn so với phương pháp tưới phân hóa học từ 25 triệu đồng/ha/vụ. Đặc biệt, ưu điểm của mô hình có thể khắc phục được tình trạng thiếu nguồn phân cung cấp cho túi ủ, khi người dân có thể bổ sung vào túi ủ các loại phân xanh như lục bình, bèo tai tượng, rơm, cỏ vườn để duy trì.

Đánh giá tính khả thi về các mô hình của đề tài, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ Lê Hồng Việt cho biết: Các mô hình dự kiến được thử nghiệm tại huyện như tôm càng xanh - lúa, bồn bồn - cá, biogas - heo - cá, biogas - bèo - ốc không chỉ dễ làm mà còn thích hợp với nhu cầu của người dân địa phương. Bởi hiện nay, một số hộ dân vùng ngập mặn của huyện đã áp dụng thành công mô hình tôm - lúa. Hơn nữa, người dân nuôi heo cũng nhẹ lo vì chất thải, vừa kiếm thêm thu nhập nếu kết hợp nuôi cá, bèo, ốc, bồn bồn như đề nghị của chủ nhiệm đề tài đưa ra.

Trên thực tế tại xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, một số nông dân đã thực hiện thành công mô hình tôm - lúa. Mô hình này được áp dụng trong những tháng nước mặn xâm nhập tại địa phương và lợi nhuận cho thấy cao hơn mô hình độc canh cây lúa gấp nhiều lần. Ông Võ Thái Hùng, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, cho hay: “Với mô hình tôm - lúa, gia đình tôi đã thay thế được 2 vụ lúa là Hè thu, Thu đông và thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng/1,2ha sau 2 vụ thả nuôi tôm. Còn nếu được áp dụng mô hình kết hợp nuôi heo, trồng bồn bồn thì thu nhập chắc sẽ tăng hơn”.

Theo ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, các mô hình đưa ra đều triển vọng để người dân áp dụng nhằm tăng thu nhập mà thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn như hiện nay. Tuy nhiên, các mô hình khi triển khai thực hiện phải có hướng dẫn kỹ thuật cho người dân rõ ràng để bà con tiếp tục duy trì và phát triển sau khi đề tài kết thúc.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Độc lạ giống bí đao... dứa

07:36 11/04/2025

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh), đã nghiên cứu và trồng thành công giống bí đao dứa, một loại cây mới, lạ tại Hậu Giang nói riêng và nước ta nói chung.

Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn xuất khẩu

05:34 10/04/2025

(HG) - Ngày 9-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1973) xuất khẩu”,

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm đề tài về công tác nắm bắt dư luận xã hội

21:59 04/04/2025

(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

17:52 03/04/2025

(HGO) - Ngày 3-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Công an tỉnh là tổ chức chủ trì.

Tìm giải pháp đánh giá hiệu quả công việc và khung năng lực cho công chức, viên chức

07:52 03/04/2025

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) và khung năng lực,

Kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

14:15 19/03/2025

(HG) - Ngày 18-3, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) trực thuộc Tỉnh ủy, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu”

06:55 19/03/2025

(HG) - Ngày 18-3, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST, CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sự phát triển

08:03 13/03/2025

Hậu Giang đã và đang chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN), tạo đột phá để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Nền tảng quan trọng trong đổi mới sáng tạo

07:56 13/03/2025

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở thành nền tảng quan trọng trong quá trình đổi mới sáng tạo, đưa tài sản trí tuệ phát huy giá trị thực tiễn.

Gần 50 doanh nghiệp được hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

07:25 03/03/2025

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trung tâm Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Chuyển giao công nghệ (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), tổ chức Hội thảo Nâng cao nhận thức về SHTT cho doanh nghiệp và cộng đồng tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của gần 50 doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

06:01 21/04/2025

(HG) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng chỉ đạo chủ đầu tư các dự án thành phần phối hợp chặt chẽ với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công thúc đẩy tiến độ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Nhiều mô hình hay giúp hoàn thành sớm chương trình nhân văn

05:56 21/04/2025

Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đã phối hợp thực hiện nhiều mô hình hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, mang lại những ngôi nhà vững chãi, an toàn cho các gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Phụ nữ ra mắt mô hình thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”

05:55 21/04/2025

(HG) - Hội LHPN tỉnh vừa tổ chức Lễ phát động thực hiện các công trình chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và ra mắt điểm mô hình “Cộng tác viên liên kết” thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” trong các cấp hội LHPN, tại xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ.

Bài 3: Khi chính sách trở thành đòn bẩy phát triển vùng

05:51 21/04/2025

Đầu tư công đang tạo lực đẩy mạnh mẽ giúp ĐBSCL tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng, mở ra dư địa lớn để bứt phá. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, các địa phương phải vượt qua nhiều thách thức về giải phóng mặt bằng, năng lực tổ chức thực hiện và phối hợp vùng.