Thứ Năm, ngày 29/06/2017 | 08:52
Với đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống luân canh lúa - cá/tôm gắn với tiêu thụ ở tỉnh Hậu Giang”, tiến sĩ Nguyễn Công Thành, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, mong muốn giúp nông dân Hậu Giang cải thiện thu nhập bằng cách xuất khẩu gạo với giá cao.
Sản xuất lúa hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả cao cho nông dân.
Theo tiến sĩ Thành, sản xuất lúa hữu cơ là thực hiện quy trình sản xuất lúa gắn liền với việc sử dụng nước sạch, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ. Phương pháp này nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giảm thiểu hàm lượng các chất gây hại. Bởi sản xuất lúa hữu cơ chú trọng chất lượng và giá trị sản phẩm, qua đó cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường. Hơn nữa, Việt Nam nói chung, Hậu Giang nói riêng muốn hòa mình vào sản lượng gạo xuất khẩu ra các nước thì lúa làm ra phải đảm bảo các tiêu chí trên. Đặc biệt là thị trường khó tính như châu Âu, các nước Mỹ, Nhật.
Sản phẩm được tiến sĩ Thành xây dựng mô hình trong 3 năm nghiên cứu là giống lúa Nhật và ST20. Hai giống lúa này được ưa chuộng tại các nước nói trên. Tuy nhiên, để sản xuất 2 giống lúa mới đó cũng không phải dễ, vì đây là giống lúa mới, hoàn toàn lạ lẫm với nông dân. Để làm được, nông dân phải thay đổi hoàn toàn cách thức canh tác, bón phân, xịt thuốc mà bấy lâu nay vẫn làm. Vì vậy, theo lộ trình, đề tài sẽ xây dựng 20ha lúa hữu cơ thử nghiệm trong hệ thống luân canh lúa - cá/tôm ở năm thứ nhất, năm thứ hai là 30ha và năm tiếp theo là 50ha. Kết quả cuối cùng của đề tài không chỉ là 100ha lúa sản xuất hữu cơ, mà còn có các giải pháp được đề xuất để phát triển mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ trong tỉnh Hậu Giang.
Theo đó, chủ nhiệm đề tài sẽ thử nghiệm tại 3 địa phương có diện tích sản xuất lúa nhiều nhất tỉnh là huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và Vị Thủy. Nội dung nghiên cứu có 6 phần chính. Trước tiên là đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp của vùng thực hiện đề tài, vùng canh tác lúa - cá/tôm. Song song đó, phân tích các điều kiện tự nhiên, xã hội phục vụ cho phát triển sản xuất lúa đạt chuẩn hữu cơ và thủy sản theo hướng hữu cơ… Tiến sĩ Thành cho biết thêm: “Tới đây, tôi sẽ nghiên cứu bổ sung hoàn thiện quy trình sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống lúa-cá/tôm đạt chuẩn quốc tế cho xuất khẩu. Trong đó, sẽ xây dựng và liên kết các tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ và đào tạo tập huấn”.
Có sự can thiệp, tiếp sức và bao tiêu của doanh nghiệp là điều kiện thuận lợi cho đề tài triển khai và tạo sức hút trong dân. Bà Ngô Hồng Cát Thanh, Giám đốc Công ty TNHH NC SX Cung ứng Nông sản Hữu cơ và An toàn Việt Nam (VIORSA), Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Công ty sẽ cùng chủ nhiệm đề tài sâu sát với người dân để hướng dẫn bà con cách sản xuất lúa hữu cơ, tư vấn cách thức bao tiêu của công ty. Qua thời gian sản xuất mô hình thử nghiệm, nếu nông dân làm đạt, công ty sẽ bao tiêu với giá 125% trong năm đầu, 135% ở năm thứ hai, vào 150% vào năm thứ ba. Còn ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản xanh Minh Phong, tỉnh Bình Dương, cho rằng: “Qua đề tài, chúng tôi muốn hỗ trợ nông dân có thể tự làm được mô hình lúa hữu cơ. Từ đó, bà con có thể duy trì và cải thiện thu nhập và bán được lúa với giá cao cho thị trường ngoài nước”.
Canh tác lúa hữu cơ là sản xuất trở về với phương pháp truyền thống nhưng có sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật. Ưu điểm lớn nhất mà sản xuất lúa hữu cơ mang lại không phải là hiệu quả kinh tế, mà chính là đảm bảo sự an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, khi được chọn thực hiện tại đơn vị mình, huyện Vị Thủy rất phấn khởi. Bởi, mô hình sản xuất mới này giúp người dân hạn chế được rủi ro, gìn giữ được sức khỏe cũng như môi trường trong sạch. Hiện nay, huyện Vị Thủy đã có sẵn một diện tích trồng lúa hữu cơ và đang ứng dụng cấy máy để sản xuất rất chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, khi đề tài về thực hiện tại địa phương sẽ giúp nông dân từng bước tập tành với cách sản xuất hữu cơ. Từ đó, họ sẽ tích góp được kinh nghiệm và cơ sở để tự canh tác, phát triển vùng lúa hữu cơ nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp hay cho xuất khẩu sau này.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
07:57 02/12/2024
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.
16:31 30/11/2024
(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.
07:15 29/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.
18:21 28/11/2024
(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.
09:39 28/11/2024
Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.
08:19 25/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.
07:34 23/11/2024
(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
07:30 22/11/2024
(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.
08:31 21/11/2024
(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.
08:55 20/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,
21:42 02/12/2024
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.
21:40 02/12/2024
(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
19:18 02/12/2024
Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
19:15 02/12/2024
Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.