Ngân sách dành cho khoa học và công nghệ cấp huyện: Sử dụng sao cho hợp lý ?

Thứ Hai, ngày 28/06/2021 | 06:40

Tùy vào tình hình thực tế và sự phân bổ của từng địa phương mà kinh phí sự nghiệp dành cho hoạt động khoa học và công nghệ khác nhau, do đó chất lượng lĩnh vực hoạt động này của các huyện, thị, thành phố chưa có sự đồng đều...

Một khi nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được địa phương chú trọng, sẽ là một cơ hội tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

Có quan tâm nhưng mỗi nơi mỗi khác

Ở huyện Phụng Hiệp, năm 2021, kinh phí sự nghiệp dành cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là 486 triệu đồng. Với nguồn kinh phí này, địa phương đã đầu tư thực hiện nhiều dự án nổi bật. Điển hình là dự án “Xây dựng mô hình hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng dưa lưới đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại huyện Phụng Hiệp”. Dự án đã chuyển giao khoa học kỹ thuật và giúp 2ha trồng dưa lưới của Hợp tác xã Thuận Phát được chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP, góp phần phát triển kinh tế và tạo điểm nhấn cho nông nghiệp địa phương.

Trong thời gian tới, huyện Phụng Hiệp tiếp tục triển khai các dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng và chế biến sau thu hoạch rau đắng đất Polygonum aviculare L. tại huyện Phụng Hiệp” và dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thực hành chuỗi giá trị mãng cầu xiêm đạt chứng nhận GlobalGap tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”. Đây đều là những dự án hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.

Còn tại thành phố Vị Thanh, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cũng được sử dụng để triển khai nhiều dự án. Trong đó, nổi bật là Dự án “Xây dụng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP đến phát triển vùng chuyên canh khóm ở Hậu Giang”. Ông Trần Văn Bá, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại Dịch vụ Thạnh Tiến, nơi thực hiện dự án, cho biết: “Dự án đã hỗ trợ chúng tôi kinh phí công nhận chuẩn GlobalGAP, kỹ thuật và các loại thuốc phù hợp với quy định. Khi trái khóm của hợp tác xã đạt chuẩn, sẽ dễ dàng tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”. Dự kiến, dự án sẽ được nghiệm thu vào cuối năm 2021. Từ đó, nâng tầm chất lượng đặc sản Khóm Cầu Đúc của Hậu Giang, mở đường cho sản phẩm này vươn xa đến các thị trường khó tính nhất.

Hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện do phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế và hạ tầng của các địa phương chủ trì thực hiện. Hàng năm, UBND các huyện, thị, thành phố luôn dành ra một khoản ngân sách nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước dành cho hoạt động này. Tùy vào tình hình thực tế và sự phân bổ của từng địa phương mà kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ sẽ khác nhau. Từ đó, các đơn vị phối hợp, lên kế hoạch để sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả.

Thiếu đột phá trong sử dụng kinh phí

Trong những năm qua, nguồn kinh phí cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện Châu Thành đều gặp tình trạng không sử dụng hết. Năm 2020, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Châu Thành được cấp 204 triệu đồng để chi cho các hoạt động khoa học công nghệ. Bên cạnh việc phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi Tin học trẻ và Hội thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng hết 60 triệu đồng, số tiền còn lại chưa có hướng sử dụng do chưa tìm được dự án phù hợp. Trong năm nay, huyện đã lựa chọn một số mô hình có tính ứng dụng cao để đầu tư và nhân rộng, nhằm sử dụng tối ưu nguồn kinh phí này.

Trên thực tế, kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ có nhiều hướng sử dụng. Ông Trần Trung Nhiệm, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Nguồn kinh phí này được huyện sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như chi cho các dự án khoa học công nghệ; phục vụ công tác đo lường chất lượng, cân đối chứng ở các chợ; dùng để tổ chức các hội thi cấp huyện như Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật; Hội thi Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng; Hội thi Tin học trẻ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ và thông tin, tuyên truyền về khoa học công nghệ. Ngoài ra, kinh phí này có thể sử dụng để đầu tư cho các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn huyện”.

Nhìn chung, kinh phí sự nghiệp dành cho khoa học và công nghệ của từng địa phương có sự chênh lệch. Nhưng điều quan trọng là với số tiền mà mình có, địa phương sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Với nguồn kinh phí 159 triệu mỗi năm, thành phố Ngã Bảy luôn tìm được hướng sử dụng phù hợp. Bên cạnh khoản chi cho hoạt động đo lường, kiểm tra chất lượng, thành phố còn đầu tư cho một số mô hình. Năm 2020, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thành phố đã hỗ trợ 50% kinh phí cho 5 hộ bị ảnh hưởng bởi dịch tả heo châu Phi thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể bạc. Ngoài ra, còn hỗ trợ nông hộ trồng 200m2 dưa lưới trong nhà màng, hiện đã thu hoạch.

Trong năm nay, Ngã Bảy dự kiến sẽ hỗ trợ người dân thực hiện mô hình trồng rau thủy canh và trồng rau an toàn trong nhà lưới. Đây là những mô hình phù hợp với kinh tế đô thị, vừa phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân vừa phát triển kinh tế. Đây cũng là cơ sở để so sánh hiệu quả giữa hai cách trồng. “Với nguồn kinh phí được phân bổ, thành phố chủ yếu lựa chọn những mô hình gọn, thiết thực. Qua đó, sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung chi, phát huy được hiệu quả và có thể nhân rộng được”, ông Trương Văn Chín, Trưởng phòng Kinh  tế và Hạ tầng thành phố Ngã Bảy, cho biết.

Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ cấp huyện là một nguồn lực quan trọng giúp cho hoạt động khoa học và công nghệ của địa phương phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào cho hợp lý cần có sự cân nhắc, xem xét kỹ. Quan trọng là cần có sự trọng tâm và đột phá trong sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ, tránh tình trạng có tiền nhưng xài không hết hoặc làm qua loa...

Hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện do phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế và hạ tầng của các địa phương chủ trì thực hiện. Hàng năm, UBND các huyện, thị, thành phố luôn dành ra một khoản ngân sách nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước dành cho hoạt động này. Nhìn chung, kinh phí sự nghiệp dành cho khoa học và công nghệ của từng địa phương có sự chênh lệch. Nhưng điều quan trọng là với số tiền mà mình có, địa phương sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao.

 

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, phục vụ sự phát triển

07:57 02/12/2024

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Nghiên cứu chiết xuất và đa dạng các sản phẩm từ trầu

07:15 29/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

18:21 28/11/2024

(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.

Ứng dụng công nghệ để phát triển thương hiệu xoài của tỉnh

09:39 28/11/2024

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít của tỉnh

08:19 25/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng 30ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP

07:30 22/11/2024

(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.

Thành phố Vị Thanh 6 năm liên tiếp xếp hạng nhất thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ

08:31 21/11/2024

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.

Tìm giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo tỉnh nhà

08:55 20/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 180 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

21:42 02/12/2024

(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THCS, THPT, GDTX cấp tỉnh năm học 2024-2025. Tham gia hội thi năm nay, có 185 giáo viên giỏi (119 giáo viên THCS và 66 giáo viên THPT, GDTX cấp THPT) được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường, trung tâm, cấp huyện 1-2 năm liền kề.

Phát động Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường”

21:40 02/12/2024

(HG) - Ngày 2-12, tại Trường THPT Chiêm Thành Tấn (thành phố Vị Thanh), Sở Tư pháp phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Cuộc thi trực tuyến “Pháp luật và học đường” năm 2024. Cuộc thi được phát động đến học sinh đang học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi đợt II

19:18 02/12/2024

Hôm nay (3-12), Chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt II năm 2024 triển khai đến 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực của tỉnh sẽ lồng ghép bắt đầu bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi, trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A, trẻ em và người lớn tuổi có bệnh lý liên quan về mắt... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.