Thứ Ba, ngày 10/07/2018 | 17:01
Vi khuẩn Planococcus halocryophilus có khả năng sống sót trong một chất hóa học được phát hiện trên sao Hỏa - Ảnh: NASA
Loại vi khuẩn nói trên có khả năng sống sót trong một chất hóa học tên là perchlorate - được tìm thấy ở nhiều loại đất của sao Hỏa. Perchlorate làm giảm đáng kể điểm mức đóng băng của nước và mang độc tính rất cao.
Vi khuẩn Planococcus halocryophilus, vốn tồn tại trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, còn được cho rằng sẽ ‘bình yên’ ngay cả trên sao Diêm Vương và các vệ tinh quay xung quanh sao Thổ và sao Mộc.
Các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Berlin, Đại học Tufts, Đại học hoàng gia London và Đại học bang Washington đã thử nghiệm khả năng chịu đựng của chúng trong môi trường Natri, Magiê và canxi clorua, cũng như perchlorate.
Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu khả năng sống sót của vi khuẩn trong các nồng độ perchlorate khác nhau.
Nhiệt độ trung bình của sao Hỏa rơi vào khoảng -60°C, và tại các cực nhiệt độ giảm xuống tận -125°C. Nhóm nghiên cứu còn đưa vi khuẩn vào nhiều chu kỳ đông lạnh/làm tan từ -50°C đến 25°C.
Họ thấy rằng tỷ lệ chúng sống sót trong perchlorate thật ra thấp hơn nhiều so với những môi trường còn lại.
Tuy nhiên, theo Jacob Heninz thuộc Đại học Kỹ thuật Berlin, sự hiện diện của chất này không hẳn ‘ngăn cản sự sống phát triển trên sao Hỏa hoặc bất cứ nơi nào khác’.
Vi khuẩn Planococcus halocryophilus. Video: YouTube Antartic Microbes
Anh cho biết trong nồng độ perchlorate 10% thì vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi. Trong khi đó, perchlorate chỉ chiếm ít hơn 1% trọng lượng đất trên bề mặt sao Hỏa.
Tại sa mạc Atacama (môi trường khô hạn nhất thế giới) ở Chile và một số khu vực của Nam Cực tồn tại mức độ perchlorate tương đối cao. Rất có thể vi khuẩn đã tiến hóa để chống chọi lại với điều kiện mang độc tính như vậy, theo Theresa Fisher tại Đại học bang Arizona.
Theo cô, khi vi khuẩn bị căng thẳng, chúng sẽ hình thành phản ứng sốc. Tiếp theo, chúng sản xuất các loại protein riêng biệt để điều chỉnh, sống sót và thích nghi trong môi trường bất lợi.
Cùng với việc khám phá ra đại dương bên dưới bề mặt vệ tinh Europa của sao Mộc, vật chất hữu cơ trên sao Hỏa, và lỗ thủy nhiệt trong đại dương của vệ tinh Enceladus quay quanh sao Thổ, giới khoa học suy đoán có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.
Tuy nhiên, sự sống trên những hành tinh đó phải đối mặt với môi trường cực kì khắc nghiệt.
Theo ĐÌNH HẢI – Tuổi trẻ Online
08:42 26/06/2025
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nấm, đã góp phần tạo nguồn thực phẩm an toàn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
06:37 24/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, vừa tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt băm cây khóm liên hợp với máy kéo phục vụ vùng trồng khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2019, do ThS. Trần Tấn Hậu làm chủ nhiệm, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là tổ chức chủ trì, với kinh phí từ ngân sách nhà nước gần 600 triệu đồng.
05:42 23/06/2025
(HG) - Đoàn kiểm tra về đo lường, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thành lập, vừa có đợt kiểm tra các phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử, mũ bảo hiểm và một số hàng hóa khác có nghi vấn về đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh.
07:44 19/06/2025
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn đến năm 2030 đang được triển khai với nhiều định hướng trợ lực cho các thương hiệu, sản phẩm chủ lực, giàu tiềm năng của tỉnh nhà.
09:07 18/06/2025
Công tác kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường là một việc quan trọng, cần được thực hiện đầy đủ, đúng quy định để doanh nghiệp phát triển bền vững, người dân yên tâm mua sắm hàng hóa.
09:01 13/06/2025
(HG) - Là nội dung Dự án “Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021, do kỹ sư Trần Kỷ Nguyên làm chủ nhiệm, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là tổ chức chủ trì, được triển khai trong 3 năm (từ tháng 2-2022 đến tháng 2-2025), với tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng.
09:22 12/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh vừa tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang”.
14:32 08/06/2025
(HG) - Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) sản xuất và chế biến nấm sò (nấm bào ngư - Pleurotus sp.), nấm vân chi (Trametes versicolor) và nấm trân châu (Agrocybe aegeritae) tại tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ
06:25 29/05/2025
Doanh nghiệp tư nhân được xác định là động lực chính cho sự phát triển bền vững của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), cần được trợ lực nhiều hơn trong thời gian tới.
06:10 21/05/2025
Với tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, Hậu Giang đã và đang từng bước khẳng định vai trò của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị nông sản, góp phần gia tăng thu nhập cho nông dân.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...