Phát triển bền vững mô hình tôm – lúa

Thứ Năm, ngày 23/03/2017 | 07:29

Hơn một năm qua, mô hình nuôi tôm luân canh trên đất lúa ở một số địa phương trong tỉnh đã và đang khẳng định hiệu quả kinh tế cao, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Trên cơ sở đó, ngành khoa học và nông nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp, nghiên cứu mới nhằm hỗ trợ người dân xây dựng và phát triển mô hình theo hướng bền vững.

Hiệu quả bước đầu

Trên vùng đất khó, nhiễm phèn, mặn quanh năm như xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, nhiều hộ dân trồng lúa đã nhanh chóng thay đổi cuộc sống nhờ mô hình kết hợp tôm - lúa. Có thể nói, vấn đề xâm nhập mặn trong thời gian qua như đã vô tình tạo cho người dân nơi đây nghĩ ra cách làm mới. Đó là mùa khô thì lấy nước mặn nuôi tôm, mùa mưa thì trữ ngọt trồng lúa. Bằng phương thức sản xuất này, nông dân xã Lương Nghĩa không chỉ linh hoạt ứng phó tốt với hạn, mặn mà còn cải thiện nguồn thu nhập nhanh chóng cho gia đình.

Ông Võ Thái Hùng, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa đang mở rộng thêm diện tích 18 công đất ruộng để nuôi tôm sú.

Qua 2 vụ nuôi tôm sú thành công trên 12 công đất lúa của gia đình, ông Võ Thái Hùng, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, đang tiến hành mở rộng thêm 18 công đất lúa để nuôi tôm trong vụ Hè thu và Thu đông năm nay. Bởi theo ông Hùng, trước đây, nhà ông chỉ canh tác được 2 vụ lúa trong năm nhưng chỉ trúng được vụ Đông xuân, còn lại là phá huề. Sau khi thực hiện mô hình nuôi tôm trên đất lúa, ông đã kiếm lời 35 triệu đồng sau 2 vụ thả nuôi vào năm 2016 vừa qua. Ông Hùng cho biết: “Dự định sắp tới, tôi sẽ tiếp tục thả nuôi 2 vụ tôm và làm 1 vụ lúa để phát triển kinh tế gia đình”.

Còn ông Trần Văn Cậy, ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, thì nuôi tôm càng xanh trên nền đất lúa trong vụ Hè thu và Thu đông năm 2016. Theo ông Cậy, sau 6 tháng nuôi, có thể đạt năng suất từ 800-1.100kg/ha. Qua đó, thu nhập mang về cao gấp đôi so với việc trồng lúa 3 vụ/năm. Tương tự, ông Trần Văn Sửa, ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, đã triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh trên nền đất ruộng từ cuối năm 2015 đến nay. Ông Sửa nhìn nhận: “Tôi nuôi 2 vụ tôm rồi, thấy lợi nhuận rất cao nên đã duy trì mô hình này song song với trồng 1 vụ lúa Đông xuân trong nhiều năm qua”.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, sản xuất tôm - lúa là mô hình kinh tế mới nhưng hứa hẹn cho hiệu quả cao. Sau vụ nuôi tôm, nông dân trồng lúa sẽ tận dụng được phân hữu cơ từ phế thải và thức ăn thừa của tôm, hạn chế được một phần phân hóa học, môi trường sinh thái được bảo vệ, góp phần nâng cao chất lượng lúa hàng hóa, giúp nông dân gia tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác.

Hỗ trợ phát triển

Thực hiện theo chủ trương và định hướng của tỉnh, ngành khoa học Hậu Giang đã liên kết với ngành nông nghiệp, các viện, trường thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về mô hình tôm - lúa. Cụ thể là dự án “Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất và luân canh trong ruộng lúa ở tỉnh Hậu Giang” do PGS.TS Dương Nhật Long, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm, đã đánh dấu sự thành công vượt trội của mô hình kết hợp tôm - lúa so với phương thức độc canh cây lúa mà người dân tại thị xã Long Mỹ và huyện Vị Thủy thực hiện bấy lâu nay.

Chưa kể là mới đây, dự án “Xây dựng và phát triển mô hình tôm - lúa luân canh trên vùng đất nhiễm phèn, mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Nguyễn Hoàng Tâm, Chi cục Thủy sản tỉnh làm chủ nhiệm đã được triển khai thực hiện. Dự án được kỳ vọng là sẽ góp phần giúp cho người dân phát triển mô hình bền vững hơn. Bởi trước mắt, dự án sẽ xây dựng 6 mô hình trình diễn nuôi tôm - lúa luân canh ở xã Lương Nghĩa. Từ đó, rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện quy trình sản xuất. Qua đây, giúp người dân có được quy trình nuôi tôm - lúa chuẩn xác, phòng ngừa bệnh trên con tôm để thu về hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, ngành khoa học tỉnh đã đặt hàng với các viện, trường để nghiên cứu cho mô hình lúa - tôm. Trong đó có đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống luân canh lúa - tôm/cá gắn với tiêu thụ ở tỉnh Hậu Giang” do TS Nguyễn Công Thành, Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam làm chủ nhiệm, vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh xét duyệt để thực hiện trong năm 2017. Mục tiêu của đề tài là nhằm tạo nên bước tiến mới cho mô hình tôm - lúa, giúp người dân không còn lo đầu ra sản phẩm thông qua việc liên kết sản xuất lúa theo hướng an toàn, gắn với tiêu thụ hàng hóa.

Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh, các đề tài, dự án kể trên đều mang tính khả thi cao, nếu thành công sẽ tích cực hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp tỉnh nhà phát triển. Bởi trên thực tế, các mô hình nuôi tôm luân canh trên đất lúa bước đầu đã khẳng định hiệu quả tích cực. Ngoài ra, các nghiên cứu của đề tài, dự án đó sẽ đem lại quy trình hoàn thiện từ khâu chọn giống, phòng trị bệnh và tiêu thụ. Nhờ đó, người dân có thể áp dụng tốt và mang lại hiệu quả tối ưu cho mô hình canh tác của mình.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Giúp cây mít phát triển bền vững

08:21 03/12/2024

Với kỳ vọng nâng tầm trái mít Hậu Giang, Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã thực hiện nhiều nội dung tiếp sức cho loại nông sản chủ lực này.

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, phục vụ sự phát triển

07:57 02/12/2024

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Nghiên cứu chiết xuất và đa dạng các sản phẩm từ trầu

07:15 29/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

18:21 28/11/2024

(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.

Ứng dụng công nghệ để phát triển thương hiệu xoài của tỉnh

09:39 28/11/2024

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít của tỉnh

08:19 25/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng 30ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP

07:30 22/11/2024

(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.

Thành phố Vị Thanh 6 năm liên tiếp xếp hạng nhất thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ

08:31 21/11/2024

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cho Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

21:51 03/12/2024

(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.

Phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam

21:49 03/12/2024

(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.

Khẩn trương giải ngân nguồn vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024

21:48 03/12/2024

(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tạm giữ trên 2.000 sản phẩm “túi mù” không có hóa đơn chứng từ

08:26 03/12/2024

(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.