Thứ Sáu, ngày 30/03/2018 | 10:31
Mới đây, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành Trần Hồng Đức đã tìm ra nguyên nhân và cách quản lý bệnh giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Hiện tượng canh lá đứng hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu người dân áp dụng đồng bộ các biện pháp từ chọn giống đến kỹ thuật canh tác.
Năm 2014, bệnh “lá đứng” xuất hiện trên cây chanh không hạt huyện Châu Thành. Cây bị bệnh có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái. Bệnh xuất hiện rải rác trên diện tích gần 300ha chanh không hạt của huyện. Từ đó, ông Trần Hồng Đức đã nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nguyên nhân gây hiện tượng “lá đứng” trên chanh không hạt và biện pháp phòng chống” để giúp cho nông dân. Ông Đức nhớ lại: Lúc đó, ngành nông nghiệp cũng chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì, bởi trong và ngoài nước chưa có tài liệu công bố hiện tượng này. Ngành chỉ phỏng đoán có thể do giống, dinh dưỡng, đất đai, kỹ thuật canh tác… Còn một số bà con nông dân gọi là chanh lai, chanh đực. Trước tình hình này, ngành chuyên môn khuyến cáo người dân khi muốn phát triển diện tích chanh không hạt cần chú trọng vào nguồn giống.
Qua thời gian nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài Trần Hồng Đức đã tiến hành thu mẫu lá và mẫu đất tại các vườn chanh không hạt có hiện tượng lá đứng. “Chúng tôi thu 5 nhánh có biểu hiện bệnh “lá đứng”/vườn, trữ ở 40C. Sau đó mẫu được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh greening và vi-rút gây bệnh tristeza trong phòng thí nghiệm. Còn mẫu đất lấy tại vùng rễ cây (tại vị trí từ mép tán vào trong 10cm): dùng len gạt bỏ 5cm lớp đất mặt, sau đó lấy một phần lớp đất ở độ sâu từ 0-20cm (3-4 vị trí/cây và lấy 10 cây/vườn). Sau đó, trích ADN lá và thực hiện phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để xác định sự hiện diện vi khuẩn gây bệnh trên các vườn chanh không hạt”, chủ nhiệm đề tài cho biết cách làm.
Tiếp đó, chủ nhiệm đề tài đã xây dựng 3 mô hình thử nghiệm với quy mô 1.000m2/hộ với số lượng 100 cây/mô hình, sử dụng cây giống sạch bệnh. Sau khi thực hiện, thu thập 60 mẫu lá, chủ nhiệm đề tài đã nhận thấy 100% mẫu lá bệnh “lá đứng” bị nhiễm bệnh tristeza và 70% mẫu lá bị nhiễm bệnh greening. Điều này cũng cho thấy có sự đồng nhiễm bệnh vàng lá greening và tristeza phổ biến trong khu vực trồng cây có múi. Bệnh “lá đứng” trên các vườn khảo sát có các triệu chứng như: nhánh mọc thẳng, các mắt lá nhặt, lá giảm kích thước, màu xanh đậm, dày; đôi khi lá uốn cong hoặc cong lại như hình chiếc thuyền; tách vỏ nhánh ra thì sờ nhám tay, quan sát thấy các gai nhỏ nhô lên bề mặt nhánh sau khi bóc vỏ; thân, nhánh, gốc ghép bị lõm... Kết hợp với các tài liệu tham khảo, nghiên cứu, chủ nhiệm đã khẳng định rằng các cây chanh không hạt đã bị bệnh do vi-rút tristeza gây ra. Đồng thời, một tỷ lệ khá cao của các mẫu nhiễm greening (70%) chứng tỏ các vườn chanh không hạt đang bị đồng nhiễm cả hai bệnh hại nguy hiểm trên cam, quýt.
Chủ nhiệm đề tài cho biết thêm: Bệnh “lá đứng” không làm chết cây, cây có thể duy trì sức sống sau nhiều năm, bởi theo ghi nhận có cây sống đến 9-10 năm tuổi. Cây có thể ra rất nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu trái rất thấp (<5%), trái đậu nhưng sau đó rụng rất nhiều. Trái lớn thường có vỏ rất dày và ít nước, không có hiệu quả kinh tế. Tristeza là một bệnh gây hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực trồng cây có múi. Tristeza phát triển thông qua chồi hoặc cây bị nhiễm vi-rút và lây lan do sử dụng gốc ghép đã nhiễm vi-rút hoặc do một số loại rầy chích hút truyền bệnh. Tất cả các mẫu lá đem phân tích có chứa vi-rút tristeza, điều này cho thấy bệnh tristeza là bệnh chính gây ảnh hưởng quan trọng đến bệnh lá đứng.
Kết quả xây dựng được ba mô hình quản lý bệnh chanh lá đứng đạt hiệu quả khả quan. Bởi chủ nhiệm đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống và kỹ thuật canh tác bài bản. Đó là chọn giống sạch bệnh, chống côn trùng chích hút và dùng biện pháp tăng sức chống chịu như: tạo đất tơi xốp, thoáng khí, giúp bộ rễ khỏe, bón nhiều phân chuồng hoai, nâng pH đất lên 5,5-6,5. Cách làm này đã giúp cây trồng sung mãn, tăng sức chống chịu đối với bệnh. Sau khi trồng 10-17 tháng, tỷ lệ bệnh chanh lá đứng là 1-2%, vườn đối chứng tương ứng là 12-18%. Các kết quả này chứng tỏ vườn mô hình sau khi áp dụng các biện pháp quản lý thì tỷ lệ bệnh thấp hơn, quản lý bệnh chanh lá đứng bằng biện pháp tổng hợp rất hữu hiệu.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, ở ấp Thạnh Long, xã Đông Thạnh, nhận xét: “Qua đề tài đã giúp tôi biết được nguyên nhân và những lưu ý để quản lý tốt loại dịch bệnh này. Đồng thời, cũng không còn lo lắng nữa vì bệnh chanh lá đứng hoàn toàn có thể phòng chống được nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp từ chọn giống đến kỹ thuật canh tác”. Còn ông Trần Văn Đức, ở ấp Phước Lợi, xã Đông Phước A thì mong muốn qua kết quả nghiên cứu này, các cấp, các ngành nên tiếp tục triển khai nhiều mô hình quản lý bệnh trong thời gian tới. Đồng thời, quản lý và hướng dẫn bà con nơi cung cấp cây giống sạch bệnh để nông dân yên tâm canh tác.
Được biết, hiện nay huyện Châu Thành có diện tích chanh không hạt khoảng 1.000ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt 10.000 tấn. Chanh không hạt đã trở thành một trong mười nông sản chủ lực của tỉnh Hậu Giang, là cây làm giàu cho nông dân Châu Thành. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và cách phòng tránh của chủ nhiệm sẽ là một cơ sở rất quan trọng giúp nông dân tiếp tục canh tác chanh không hạt và giữ vững vùng chuyên canh cho tỉnh trong thời gian tới.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
08:42 26/06/2025
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nấm, đã góp phần tạo nguồn thực phẩm an toàn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
06:37 24/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, vừa tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt băm cây khóm liên hợp với máy kéo phục vụ vùng trồng khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2019, do ThS. Trần Tấn Hậu làm chủ nhiệm, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là tổ chức chủ trì, với kinh phí từ ngân sách nhà nước gần 600 triệu đồng.
05:42 23/06/2025
(HG) - Đoàn kiểm tra về đo lường, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thành lập, vừa có đợt kiểm tra các phương tiện đo nhóm 2, hàng đóng gói sẵn, thép làm cốt bê tông, thiết bị điện và điện tử, mũ bảo hiểm và một số hàng hóa khác có nghi vấn về đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh.
07:44 19/06/2025
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn đến năm 2030 đang được triển khai với nhiều định hướng trợ lực cho các thương hiệu, sản phẩm chủ lực, giàu tiềm năng của tỉnh nhà.
09:07 18/06/2025
Công tác kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường là một việc quan trọng, cần được thực hiện đầy đủ, đúng quy định để doanh nghiệp phát triển bền vững, người dân yên tâm mua sắm hàng hóa.
09:01 13/06/2025
(HG) - Là nội dung Dự án “Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang”, một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021, do kỹ sư Trần Kỷ Nguyên làm chủ nhiệm, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang là tổ chức chủ trì, được triển khai trong 3 năm (từ tháng 2-2022 đến tháng 2-2025), với tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng.
09:22 12/06/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh vừa tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang”.
14:32 08/06/2025
(HG) - Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) sản xuất và chế biến nấm sò (nấm bào ngư - Pleurotus sp.), nấm vân chi (Trametes versicolor) và nấm trân châu (Agrocybe aegeritae) tại tỉnh Hậu Giang”, là nhiệm vụ
06:25 29/05/2025
Doanh nghiệp tư nhân được xác định là động lực chính cho sự phát triển bền vững của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH, CN, ĐMST), cần được trợ lực nhiều hơn trong thời gian tới.
06:10 21/05/2025
Với tầm nhìn chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, Hậu Giang đã và đang từng bước khẳng định vai trò của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị nông sản, góp phần gia tăng thu nhập cho nông dân.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...