Theo dòng công nghệ

Thứ Năm, ngày 17/01/2019 | 08:49

Những năm qua, các ngành, nông dân trong tỉnh xây dựng nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá đáng kể trong công việc, sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, tất cả các bộ phận một cửa trên địa bàn thành phố Vị Thanh đều ứng dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến nên hồ sơ thủ tục của người dân được giải quyết nhanh chóng hơn.

Ông Huỳnh Trường Vĩnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, cho biết: Việc ứng dụng công nghệ trong đời sống, trong công việc hiện nay là xu hướng tất yếu, bởi chỉ có đổi mới thì mới hòa nhập, hội nhập và phát triển. Nền công nghiệp số hóa giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hệ thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì vậy, khoa học công nghệ đã được định hướng và ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực ngành nghề của tỉnh, đặc biệt là trong trồng trọt, giống vật nuôi công nghệ cao.

Từ internet đến tự động hóa

Thành phố Vị Thanh đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý công việc hành chính công. Từ phương pháp truyền thống như ghi chép sổ sách, giao dịch bằng giấy hẹn, giờ đây bộ phận một cửa tại 9 xã, phường trên địa bàn đã chuyển sang sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ứng dụng phần mềm này, người dân chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể đăng ký nộp, cập nhật thông tin, tình trạng xử lý hồ sơ của mình. Dịch vụ công trực tuyến còn cung cấp trên 300 thủ tục hành chính cấp thành phố, 169 thủ tục đối với cấp xã, phường. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, thì các thủ tục hành chính công đều được thực hiện trên phần mềm có tên “dvc.haugiang.gov.vn”. Nhờ đó, cán bộ, công chức, viên chức xử lý công việc nhanh gọn hơn, phục vụ người dân tốt hơn.

Mạng lưới internet, thiết bị công nghệ số còn được ngành chức năng vận dụng trợ giúp dự tính, dự báo các rủi ro thiên tai. Ông Trang Chí Cường, Trưởng trạm Thủy lợi thành phố Vị Thanh đã nghiên cứu và ứng dụng phần mềm quan trắc để nâng cao hiệu quả công tác dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô. Hệ thống quan trắc gồm máy đo mặn, camera, bộ phận truyền dữ liệu. Khi có xâm nhập mặn vượt ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ ghi nhận và tự động báo về điện thoại, máy tính cho ngành chuyên môn kịp thời xử lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp giải phóng sức lao động, người cán bộ bớt vất vả trong việc theo dõi, đi lại nhưng kết quả đo thu về vẫn chính xác. Đây là bước đầu trong việc tiến tới công nghệ hóa, cụ thể hóa chỉ đạo chung của Chính phủ về áp dụng công nghệ thông tin trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng công nghệ tự động hóa còn được phát triển trong hệ thống tưới tiêu trên cây ăn trái, rau màu. Ông Trần Văn Trề, ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, khi ứng dụng mô hình tưới tự động hóa do cán bộ ngành nông nghiệp chuyển giao đã thấy công việc đồng áng nhẹ nhàng hơn. Với hệ thống tưới nhỏ giọt, ông Trề chỉ cần mở van là tự động tưới, không tốn tiền thuê nhân công lao động và mỗi lần tưới chỉ tốn một nửa thời gian so với tưới bằng mô tơ hay tưới bằng tay.

Ứng dụng rộng rãi

Ứng dụng công nghệ không chỉ có ngành chức năng mà nhiều doanh nghiệp tư nhân, nông dân nhạy bén trong tỉnh cũng áp dụng. Năm nay là năm thứ 4 ông Võ Ngọc Trưng, ở ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, hưởng cái tết sung túc với mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới của mình. Khởi đầu với diện tích trồng 2.200m2, mỗi năm ông Trưng thu nhập cả tỉ đồng tiền lãi với cách quản lý hữu hiệu từ công nghệ mới. Bởi bên trong nhà lưới, ông Trưng đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước kết hợp phân bón cho cây trồng. Dưa lưới trồng theo công nghệ cao đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu làm đất, công thức bón phân, nước tưới... Đặc biệt, do cây được trồng trong nhà kính nên hoàn toàn không dùng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm sạch. Ông Trưng cho biết, vốn để đầu tư cho mô hình nhà lưới không phải nhỏ nhưng ông vẫn ứng dụng. Hiện nay, ông đã mở rộng quy mô lên 3 lần, với kỳ vọng đưa dưa lưới không chỉ đến với thị trường trong nước mà có thể vươn ra quốc tế.

Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang sử dụng chế phẩm vi sinh, kỹ thuật mới trong quy trình nhân nuôi cá giống nên giảm chi phí sản xuất, không làm ô nhiễm môi trường.

Còn ông Trần Bá Khương, ở ấp Xáng Mới, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, thì dùng phương pháp sản xuất rau sạch thủy canh hồi lưu vì muốn cách ly được toàn bộ các loại côn trùng bên ngoài, hạn chế tối đa sự xâm nhiễm của vi sinh vật trong đất. Trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh, cây sẽ được cung cấp nguồn dinh dưỡng, phân bón được hòa tan trong nước. Ưu điểm của mô hình này chính là tái sử dụng lại nguồn nước tưới, trồng rau liên tục quanh năm, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại. Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất, giàu dinh dưỡng và hoàn toàn tươi ngon.

Thích ứng với thời đại công nghiệp hóa, trong quá trình chuyển sang cổ phần hóa, Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang cũng nâng tầm hoạt động với việc ứng dụng công nghệ mới. Ông Phan Quốc Thứ, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, thông tin: Đơn vị đã sử dụng chế phẩm vi sinh Biolof, sử dụng vi sinh vật có ích để cải tạo nguồn nước nhằm tạo hệ thống tuần hoàn trong chăn nuôi cá điêu hồng, cá rô phi với quy mô hàng chục ngàn con/năm. “Vào năm 2019, trung tâm sẽ ứng dụng việc trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao với việc tưới tiết kiệm nước, có kết hợp máy phân tích đo pH đất, vi sinh vật đất. Đặc biệt, trong lĩnh vực thủy sản sẽ tích hợp phần mềm cảnh báo được nhiệt độ nước thông qua hệ thống thông tin trên điện thoại di động”, ông Thứ cho biết thêm.

Nông nghiệp 4.0 sẽ thay đổi phương thức quản lý trang trại, doanh nghiệp, hộ gia đình. Từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ đều có thể ứng dụng kỹ thuật số nhằm giảm thiểu công lao động trực tiếp. Đó cũng là lợi thế mà ông Nguyễn Văn Lùn, ở ấp Phú Hưng, xã Phú An, huyện Châu Thành, ứng dụng nuôi khoảng 30 con heo rừng gần 1 năm nay. Qua việc cài đặt hệ thống điều khiển từ xa có cài ứng dụng phần mềm eWeLink, ông vẫn cho đầy đủ thức ăn. Ông Lùn cho biết: “Phần mềm được tải về điện thoại di động và cài đặt. Khi sử dụng, tôi có thể ngồi tại nhà, ấn các nút lệnh di chuyển 4 hướng lên, xuống, trái, phải. Các nút nhận lệnh, truyền tín hiệu đến các tời điện điều khiển chiếc cạp nhỏ gắp lục bình từ ao chứa mang đến tận chuồng cho heo ăn”.

Có thể thấy, người dân, ngành chức năng ở Hậu Giang đã áp dụng khoa học công nghệ và có những thành công bước đầu trên một số lĩnh vực. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của tỉnh luôn không ngừng chuyển động để đem lại nhiều tiến bộ, phục vụ cho cuộc sống người dân ngày càng được tốt hơn...

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kiến nghị Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

14:15 19/03/2025

(HG) - Ngày 18-3, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) trực thuộc Tỉnh ủy, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu”

06:55 19/03/2025

(HG) - Ngày 18-3, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST, CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo.

Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sự phát triển

08:03 13/03/2025

Hậu Giang đã và đang chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN), tạo đột phá để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Nền tảng quan trọng trong đổi mới sáng tạo

07:56 13/03/2025

Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở thành nền tảng quan trọng trong quá trình đổi mới sáng tạo, đưa tài sản trí tuệ phát huy giá trị thực tiễn.

Gần 50 doanh nghiệp được hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

07:25 03/03/2025

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trung tâm Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Chuyển giao công nghệ (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), tổ chức Hội thảo Nâng cao nhận thức về SHTT cho doanh nghiệp và cộng đồng tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của gần 50 doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.

Giới thiệu giải pháp kỹ thuật canh tác lúa tổng hợp tại vùng đất phèn

08:12 26/02/2025

(HG) - Ngày 25-2, tại xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ), Trường Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo đầu bờ với chủ đề “Giải pháp canh tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả đồng vốn, cải thiện độ phì nhiêu đất bền vững trong canh tác lúa tại vùng đất phèn”,

Quản lý nước ngọt hiệu quả tại tỉnh Hậu Giang

08:20 24/02/2025

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam tổ chức hội thảo khoa học thuộc khuôn khổ đề tài “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang”,

Khéo vận động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

05:49 21/02/2025

Với sự tận tâm và trách nhiệm, ông Sầm Lạc Bình, chuyên viên Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, đã phối hợp cùng các cán bộ kỹ thuật ở huyện Long Mỹ vận động người dân tham gia mô hình sản xuất mít ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao.

Động lực đột phá phát triển tỉnh nhà

07:50 20/02/2025

Với nỗ lực cao, quyết tâm lớn, Hậu Giang định hướng triển khai nhiều giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học (KH), công nghệ (CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Livestream bán hàng: Dễ mà không dễ...

10:09 10/02/2025

Livestream bán hàng là một hoạt động thương mại điện tử không mới nhưng vẫn đầy tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch sởi đợt 2 triển khai toàn tỉnh

17:49 27/03/2025

(HGO) - Ngày 27-3, Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2025 đã được bắt đầu triển khai trên phạm vi cả tỉnh. Chiến dịch kéo dài đến 29-3.

Hội thi “Bé với an toàn giao thông”: Huyện Châu Thành A đoạt giải nhất toàn đoàn

17:44 27/03/2025

(HGO) - Ngày 27-3, tại Trung tâm Hành chính thành phố Vị Thanh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp cùng Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức Hội thi “Bé với an toàn giao thông” cấp học mầm non, năm học 2024-2025.

Diễn đàn chính sách Thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long

17:35 27/03/2025

(HGO) - Chiều ngày 27-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra “Diễn đàn chính sách Thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững ĐBSCL” nhằm thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế, chính sách hợp tác đầu tư và kinh doanh với khu vực ĐBSCL.

Tuyên truyền sâu rộng về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

16:43 27/03/2025

(HGO) - Chiều ngày 27-3, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phụng Hiệp lần thứ 30 sơ kết công tác quý I, triển khai kế hoạch công tác quý II.