Thứ Năm, ngày 09/12/2021 | 09:27
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây có múi ứng dụng công nghệ tiên tiến tại tỉnh Hậu Giang” do thạc sĩ Trần Văn Phúc chủ nhiệm, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang là tổ chức chủ trì, là một dự án lớn, được kỳ vọng sẽ là nền tảng quan trọng để phục hồi cây có múi tại tỉnh.
Khi có quy trình tốt, cam sành và các loại cây có múi sẽ phát triển hơn trong tương lai.
Dự án ra đời vì người nông dân
Từ trước đến nay, các loại cây có múi như chanh, bưởi, cam, quýt, tắc,... là những loại cây thế mạnh, được nhiều nông dân Hậu Giang lựa chọn trồng để phát triển kinh tế gia đình. Cây có múi tại tỉnh đã từng có một thời vàng son khi được thu mua với giá cao, tạo nên phong trào trồng cây có múi nhất định trong nông dân.
Theo ông Ngô Minh Long, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh: “Cách đây khoảng 5 năm, các loại cây có múi rất phát triển tại tỉnh, nhất là ở các địa phương như huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy. Tuy nhiên về sau, nông dân trồng cây có múi gặp nhiều khó khăn do giá cả xuống thấp, dịch bệnh hoành hành nhiều. Một số nông hộ không thể tiếp tục gắn bó nên đã chuyển đổi sang trồng các loại cây khác ít dịch bệnh và có hiệu quả kinh tế cao hơn”.
Nhận thấy những khó khăn của người trồng cây có múi, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều sự trợ lực nhất định. Tuy nhiên, để cây có múi được phục hồi và phát triển bền vững, thì phải kiểm soát tốt dịch bệnh trên các cây này. Đồng thời, tạo ra được nguồn cây giống sạch bệnh để hạn chế nguy cơ ngay từ ban đầu. Do đó, sự ra đời của dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây có múi ứng dụng công nghệ tiên tiến tại tỉnh Hậu Giang” vào năm 2016 là một điều vô cùng cần thiết. Dự án này thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025” của Bộ Khoa học và Công nghệ, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 7 tỉ đồng, từ ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương, địa phương và các nguồn khác.
Để thực hiện dự án này, Ban chủ nhiệm dự án đã tiếp nhận các quy trình chuyển giao công nghệ để xây dựng vườn đầu dòng, vườn cây con cây có múi đạt chất lượng, cung cấp nguồn bo giống sạch bệnh và cây giống sạch bệnh cho tỉnh Hậu Giang. Từ 1.000 cây đầu dòng S1 (trong đó có 400 cây cam sành, 200 cây cam mật, 400 cây cam xoàn), ban chủ nhiệm dự án đã sản xuất được 460.000 cây giống các loại đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời, xây dựng các mô hình trồng cây sạch bệnh, tưới tiết kiệm nước với 10ha cam sành, 15ha cam soàn và 5ha cam mật. Đào tạo các kỹ thuật viên để làm chủ công nghệ, tổ chức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật cho nông hộ tham gia dự án. Qua đó, từng bước khắc phục những khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình trồng cây có múi.
Mang lại nhiều lợi ích cho nông hộ
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây có múi ứng dụng công nghệ tiên tiến tại tỉnh Hậu Giang” có sự tham gia của 12 nông hộ ở hầu hết các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Tham gia dự án, nông hộ được cung cấp các vật tư, thiết bị, cây giống và thuốc bảo vệ thực vật để thực hiện mô hình, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi, quy trình giám định bệnh và quản lý sâu bệnh, để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Mỗi nông hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ một hệ thống tưới phun mưa, giúp người dân giảm công lao động. Ngoài ra, còn có 10ha cam sành được hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP và khoảng 500 nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng trọt.
Nhờ tham gia mô hình, được sử dụng cây giống sạch bệnh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên năng suất của các nông hộ được nâng cao. Cụ thể, năng suất bình quân của các hộ trồng cam sành đạt hơn 24kg/cây, cam xoàn đạt gần 20kg/cây và cam mật đạt hơn 30kg/cây, cao hơn từ 15-20% so với các nông hộ không tham gia dự án. Tình hình dịch bệnh cũng được kiểm soát tốt khi nhiều biện pháp phòng ngừa, tiêu diệt các loại sâu bệnh như: bọ trĩ, rệp sáp hại rễ, nhện, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh loét,... đã được ban chủ nhiệm dự án tập huấn cho người nông dân để áp dụng trên vườn cây của mình.
Theo ông Phan Quốc Thứ, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang, tổ chức chủ trì dự án, cho biết: “Tình hình cây có múi đang gặp nhiều khó khăn, nhưng hiện tại nếu được trồng lại thì những năm tiếp theo sẽ tốt hơn. Do đó, dự án cần nghiên cứu, bổ sung và vận dụng để đưa ra quy trình tốt, phù hợp với tình hình sản xuất của tỉnh để người nông dân áp dụng, đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới”. Có thể thấy, dự án này là một nền tảng kỹ thuật quan trọng để khởi động lại việc trồng cây có múi, mà cụ thể là cây cam sành, cam xoàn, cam mật tại tỉnh Hậu Giang trong tương lai.
Vừa qua, dự án đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh tổ chức đánh giá, nghiệm thu và thông qua. Ban chủ nhiệm dự án đã nhận được nhiều nhận xét, góp ý từ các chuyên gia đầu ngành. Thạc sĩ Trần Văn Phúc, chủ nhiệm dự án, cho biết: Ban chủ nhiệm dự án sẽ gấp rút chỉnh sửa, bổ sung quy trình và hoàn thiện báo cáo tổng kết dự án để chuẩn bị báo cáo cấp Bộ trong thời gian tới.
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây có múi ứng dụng công nghệ tiên tiến tại tỉnh Hậu Giang” có sự tham gia của 12 nông hộ ở hầu hết các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Tham gia dự án, nông hộ được cung cấp các vật tư, thiết bị, cây giống và thuốc bảo vệ thực vật để thực hiện mô hình, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi, quy trình giám định bệnh và quản lý sâu bệnh, để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Mỗi nông hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ một hệ thống tưới phun mưa, giúp người dân giảm công lao động. Ngoài ra, còn có 10ha cam sành được hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP và khoảng 500 nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng trọt. |
Bài, ảnh: ĐANG THƯ
07:36 11/04/2025
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh), đã nghiên cứu và trồng thành công giống bí đao dứa, một loại cây mới, lạ tại Hậu Giang nói riêng và nước ta nói chung.
05:34 10/04/2025
(HG) - Ngày 9-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Cải tiến kỹ thuật nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1973) xuất khẩu”,
21:59 04/04/2025
(HGO) – Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức chủ trì.
17:52 03/04/2025
(HGO) - Ngày 3-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Công an tỉnh là tổ chức chủ trì.
07:52 03/04/2025
(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) và khung năng lực,
14:15 19/03/2025
(HG) - Ngày 18-3, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST và CĐS) trực thuộc Tỉnh ủy, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo.
06:55 19/03/2025
(HG) - Ngày 18-3, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KH, CN, ĐMST, CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban chỉ đạo.
08:03 13/03/2025
Hậu Giang đã và đang chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước để nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN), tạo đột phá để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
07:56 13/03/2025
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở thành nền tảng quan trọng trong quá trình đổi mới sáng tạo, đưa tài sản trí tuệ phát huy giá trị thực tiễn.
07:25 03/03/2025
(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trung tâm Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Chuyển giao công nghệ (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), tổ chức Hội thảo Nâng cao nhận thức về SHTT cho doanh nghiệp và cộng đồng tỉnh Hậu Giang, với sự tham dự của gần 50 doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.
07:35 19/04/2025
(HGO) - Ngày 18-4, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Vĩnh Viễn long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn (1905-2025); 50 năm giải phóng quê hương (1975-2025); 10 năm Vĩnh Viễn trở thành huyện lỵ Long Mỹ (2015-2025).
21:46 18/04/2025
(HGO) - Tối 18-4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
19:46 18/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 18-4, Trường chính trị tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”. Tham dự lễ, có ông Lê Công Lý, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; PGS.TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
19:38 18/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 18-4, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.