Tìm hiểu Luật An ninh mạng

Thứ Sáu, ngày 06/07/2018 | 08:14

Sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh… đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn. Nhiều quốc gia đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO… nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ trong vòng 06 năm trở lại đây, đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.

Ở nước ta, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống đã góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, phát huy sức sáng tạo và quyền làm chủ của Nhân dân, giữ vững an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế về an ninh mạng cần khắc phục như: (1) Tiềm lực quốc gia về an ninh mạng của nước ta chưa đủ mạnh, chưa huy động, khai thác được sức mạnh tổng hợp để đối phó với các mối đe dọa trên không gian mạng. (2) Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để thực hiện âm mưu tiến hành “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ chính trị ở nước ta. Tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. (3) Ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Khủng bố mạng nổi lên như một thách thức đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội. (4) Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia chưa được xác định và bảo vệ bằng các biện pháp tương xứng. Do chưa xác định nội hàm sự cố an ninh mạng nên khi xảy ra các sự cố nguy hại, ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, việc triển khai hoạt động ứng phó, xử lý, khắc phục hậu quả của cơ quan chức năng có liên quan rất lúng túng, chưa có quy trình thống nhất, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng chưa thể chủ động triển khai các biện pháp, phương án phù hợp. (5) Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước qua không gian mạng rất đáng lo ngại, nhiều văn bản thuộc bí mật nhà nước bị đăng tải trên không gian mạng. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là do nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ, nhân viên trong bảo mật thông tin trên không gian mạng còn chưa cao, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe. (6) Sự phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông tin có nguồn gốc từ nước ngoài. Không gian mạng đang ứng dụng sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên, sự phụ thuộc vào trang thiết bị công nghệ thông tin xuất xứ từ nước ngoài là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh mạng nếu xảy ra xung đột. Để tránh bị tin tặc tấn công, thu thập thông tin, hoạt động tình báo, một số sản phẩm, dịch vụ mạng cần đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định, nhất là khi các sản phẩm, dịch vụ này được sử dụng trong hệ thống thông tin quan trọng và an ninh quốc gia, địa điểm cơ yếu, bảo mật, chứa đựng bí mật nhà nước. (7) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng chưa được xây dựng, các văn bản hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật.

Thực trạng trên đã đặt đất nước ta trước những nguy cơ:

Một là, sự phát triển của mạng xã hội góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, song cũng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tác động, chuyển hóa chính trị, khủng bố.

Hai là, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã và đang tạo ra những thành tựu khoa học công nghệ vượt trội, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng cũng được dự báo sẽ gây nên “thảm họa” nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

Ba là, các thiết bị kết nối internet ngày càng phổ biến không chỉ mang lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống con người, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh mà còn có thể bị sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công mạng quy mô lớn.

Bốn là, các cuộc tấn công mạng có chủ đích (Advanced Peristent Threat -  APT) không chỉ có thể phá hoại các mục tiêu, công trình quan trọng về an ninh quốc gia mà còn chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật, chiếm đoạt để sử dụng các hệ thống dữ liệu lớn, dữ liệu nhanh phục vụ các ý đồ chính trị và hoạt động phạm tội.

Thực trạng, nguy cơ trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng và ban hành văn bản luật về an ninh mạng để phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Mục đích xây dựng Luật An ninh mạng

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành.

- Phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh mạng, phát triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh.

- Triển khai công tác an ninh mạng trên phạm vi toàn quốc, đẩy mạnh công tác giám sát, dự báo, ứng phó và diễn tập ứng phó sự cố an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

- Nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách nghiên cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà nước ta tham gia ký kết.

(Còn tiếp)

Theo TÀI LIỆU CỦA BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Đa dạng sản phẩm từ mít

07:56 04/02/2025

Tận dụng phụ phẩm của mít để tạo ra những sản phẩm mới có giá trị cao hơn là mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.

Khẳng định vai trò khoa học và công nghệ trên hành trình phát triển tỉnh nhà

07:04 01/02/2025

​​​​​​​Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh nhà đã rất nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả nổi bật, là nền tảng để bứt phá, khẳng định vai trò của lĩnh vực này đối với sự phát triển chung của tỉnh giai đoạn tới.

Khi nông sản … thăng hoa !

06:33 27/01/2025

Ngồi nghỉ ngơi sau buổi làm việc mệt nhọc, dưới những tán cây nhãn Ido đang cho trái xum xuê, ông Ba Cầu (Diệp Văn Cầu), ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, cười rôm rả, cất cái giọng đầy chất hào sảng của người miền Tây rặt: “Có ai nghĩ cũng là nhãn mà bán giá 1kg tới 2 triệu đồng đâu chớ”.

Thực tế cuộc sống khơi nguồn sáng tạo

08:46 15/01/2025

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học được tổ chức hàng năm đã và đang thu hút nhiều học sinh tham gia. Đây là sân chơi bổ ích giúp những ý tưởng sáng tạo từ trên giấy của các em trở thành hiện thực…

Triển vọng từ các mô hình khoa học và công nghệ

09:14 14/01/2025

Từ việc triển khai nhiều mô hình khoa học và công nghệ hiệu quả, đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong nông nghiệp đến gần hơn với người dân trên địa bàn tỉnh.

Để khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển tỉnh nhà

08:55 09/01/2025

Phát huy những kết quả đạt được sau 20 năm triển khai hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), Hậu Giang quyết tâm đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trở thành động lực tăng trưởng, góp phần giúp tỉnh phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.

Tìm giải pháp nâng cao vai trò của cấp ủy đảng các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

07:54 02/01/2025

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân đã chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Nâng cao vai trò của cấp ủy đảng các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,

Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Triển khai 9 mô hình khoa học và công nghệ

07:18 27/12/2024

(HG) - Ngày 26-12, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đã tổ chức Hội thảo Tổng kết mô hình khoa học và công nghệ năm 2024.

Nghiên cứu giải pháp phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài nhà nước

06:37 23/12/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Công tác phát triển đảng viên trong trường học và doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thực trạng và giải pháp”, do ông Nguyễn Thanh Thuấn, Phó trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy làm chủ nhiệm, Ban Tổ chức Tỉnh ủy là cơ quan chủ trì.

Tổng kết mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lưới

06:28 23/12/2024

(HG) - Cuối tuần qua, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang tổ chức Hội thảo khoa học Tổng kết mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dưa lưới và chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ trái dưa lưới.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bàn giao công việc Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

18:02 05/02/2025

(HGO) - Chiều ngày 5-2, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

68 cán bộ, công chức, viên chức được xét nâng lương trước thời hạn

10:01 05/02/2025

(HGO) - Sáng ngày 5-2, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng lương Tỉnh uỷ, cùng với các thành viên Hội đồng có cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng hai con số so với năm 2024

07:13 05/02/2025

(HG) - Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành.

Kiến nghị hoàn thiện hơn nữa các quy định về tiếp công dân

07:11 05/02/2025

(HG) - Theo UBND tỉnh, qua 10 năm triển khai thi hành Luật Tiếp công dân năm 2013, từ ngày 1-7-2014 đến ngày 1-7-2024, tỉnh ghi nhận nhiều kết quả đáng kể.