Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất

Thứ Ba, ngày 29/11/2016 | 09:07

Trong những năm qua, việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực trong phương pháp canh tác của nông dân thị xã Long Mỹ, góp phần nâng cao năng suất, phát triển kinh tế bền vững. 

Nhờ được chuyển giao KHKT, nhiều nông dân ở thị xã Long Mỹ đã phát triển mô hình kinh tế hiệu quả, bền vững.

Được chuyển giao kỹ thuật trồng cây có múi nên ông Nguyễn Văn Lơi, hộ nghèo của ấp Tân Hòa, xã Tân Phú, mạnh dạn chuyển hơn 2 công vườn tạp sang trồng cam xoàn đã được 4 năm. Đợt thu hoạch cam vào tháng 9 vừa qua, vườn cam của ông Lơi cho năng suất hơn 2 tấn trái, bán cho thương lái với giá 26.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. Vườn cam của gia đình ông Lơi tuy không có quy mô lớn như các hộ khác nhưng cây phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp ông Lơi có được hiệu quả trong trồng trọt. Ông Lơi nói: “Trước đây, gia đình tôi làm ruộng, được chính quyền địa phương vận động chuyển đổi cây trồng nên mạnh dạn đầu tư. Lúc đầu cũng lo ngại vì mình không có kỹ thuật trồng cây có múi, rồi được Hội Nông dân xã giới thiệu đi tham dự các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) từ đó áp dụng vào việc chăm sóc vườn cam của gia đình. Nhờ học được các kiến thức về bón phân, cắt tỉa cành tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt là khi biết được các dấu hiệu và cách phòng trị bệnh vàng lá gân xanh nên vườn cam phát triển tốt, ít bị sâu bệnh”.

Xã Tân Phú từng là địa bàn có diện tích đất hoang hóa và vườn tạp khá lớn. Tuy nhiên, thời gian qua, ngoài việc vận động người dân cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì địa phương này còn phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2016 đến nay, đã mở hơn 40 cuộc tập huấn về phương pháp trồng cây có múi, chăn nuôi và trồng lúa theo phương pháp 3 giảm 3 tăng, sử dụng nấm xanh trong phòng trừ rầy nâu gây hại trên lúa. Nhờ áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp nên xã Tân Phú hiện có gần 200 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt từ 70 triệu đồng/năm trở lên. Ông Nguyễn Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú, cho biết: “Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian gần đây luôn được nông dân đặc biệt quan tâm, vì quyết định đến năng suất của từng loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Hàng năm, theo mỗi mùa vụ, công tác chuyển giao KHKT còn giúp nông dân tăng năng suất, tăng thu nhập, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất của gia đình”.

Thời gian qua, hiệu quả của việc áp dụng tiến bộ KHKT đã thể hiện rõ trong tư duy sản xuất của nông dân, đã chuyển hình thức canh tác từ nhỏ lẻ, manh mún sang tập trung liên kết, hình thành các tiểu vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Ngoài sự hướng dẫn của các tổ kỹ thuật trên địa bàn, khi tham gia vào các mô hình liên kết với doanh nghiệp cũng là cơ hội để nông dân nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng lúa cho bản thân, tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư. Ông Trần Thanh Tiền, ở ấp Long Bình 1, xã Long Phú, là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi từ năm 2013 đến nay chia sẻ: “Công tác chuyển giao KHKT vào sản xuất nông nghiệp đối với nông dân là rất quan trọng, đặc biệt là chương trình 1 phải 5 giảm. Trong đó, 1 phải là phải dùng giống xác nhận, còn 5 giảm là giảm lượng nước, giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân đạm và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm thất thoát sau thu hoạch”.

Theo kinh nghiệm của ông Tiền, cứ 1ha lúa nếu biết giảm nước vừa đủ một cách tiết kiệm, nông dân có thể được lợi thêm trung bình khoảng 300.000 đồng, nhờ giảm được tiền mua xăng, dầu phục vụ bơm tưới. Ngoài ra, khi áp dụng chương trình 1 phải 5 giảm, điều đầu tiên là sẽ thay đổi được thói quen cũ trong sản xuất, giảm lượng lúa giống từ 200kg xuống còn 100-120 kg/ha/vụ; tiết kiệm điện, xăng dầu bơm tưới, tiết kiệm được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Từ đầu năm 2016 đến nay, Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ đã phối hợp với ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, các công ty, doanh nghiệp mở gần 300 lớp tập huấn, hội thảo, tọa đàm chuyển giao tiến bộ KHKT cho gần 5.000 lượt người, tập trung ở các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và trồng cây có múi. Thông qua các buổi tập huấn, nhằm hướng dẫn nông dân cách phòng trừ một số loại sâu bệnh trên cây lúa, cách sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng các kiến thức về chương trình 1 phải 5 giảm. Đồng thời, tổ chức cho nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số mô hình thí điểm. Ông Nguyễn Văn Thống, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết: Qua các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT, bà con nông dân được cung cấp những kiến thức cơ bản trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, từ đó mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, an tâm phát triển kinh tế theo hướng phát huy cây trồng, vật nuôi tiềm năng, chủ lực của địa phương. Từ đó, tăng năng suất, chất lượng, tăng thu nhập và từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu. Thời gian tới, thị xã Long Mỹ sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu KHKT ở các lĩnh vực cây giống, các quy trình canh tác tiên tiến, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, bảo quản sau thu hoạch... để hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững tại địa phương.

Theo thống kê của ngành chức năng thị xã Long Mỹ, trong tổng số 10.100ha đất sản xuất nông nghiệp hiện nay ở thị xã đã có 6.000ha với 12.000 hộ sản xuất đạt giá trị bình quân từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên. Trong đó, có 5.000 hộ thực hiện các mô hình lúa - cá, VAC, VACR, rau màu và cây có múi. Riêng sản lượng lúa hàng hóa của thị xã Long Mỹ ở các vụ lúa trong năm 2016 đạt hơn 60.000 tấn, năng suất bình quân ước đạt 6,12 tấn/ha, tăng 0,9 tấn/ha so với cùng kỳ.

 

Bài, ảnh: HOÀNG NHÂN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Giúp cây mít phát triển bền vững

08:21 03/12/2024

Với kỳ vọng nâng tầm trái mít Hậu Giang, Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.) đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã thực hiện nhiều nội dung tiếp sức cho loại nông sản chủ lực này.

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, phục vụ sự phát triển

07:57 02/12/2024

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ XVI năm 2024, tiếp tục là sân chơi khơi dậy tinh thần sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trong và ngoài tỉnh.

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Động lực cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL

16:31 30/11/2024

(HGO) – Là chủ đề của Diễn đàn quốc tế Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), SDMD lần II năm 2024 (Diễn đàn quốc tế SDMD 2024) vừa được UBND thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11.

Nghiên cứu chiết xuất và đa dạng các sản phẩm từ trầu

07:15 29/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh đề tài “Chiết xuất và đa dạng các sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm) từ trầu (Piper Betle L.)”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024, 2025. Có một hồ sơ đăng ký thực hiện do PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn làm chủ nhiệm, Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức chủ trì.

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng của hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

18:21 28/11/2024

(HGO) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức Tập huấn kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, vào ngày 28-11.

Ứng dụng công nghệ để phát triển thương hiệu xoài của tỉnh

09:39 28/11/2024

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP và truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain tại tỉnh Hậu Giang” đã tạo ra những bước tiến mới phát triển cây xoài trên địa bàn tỉnh.

Chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít của tỉnh

08:19 25/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, vừa họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu mít trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS Dương Thị Phượng Liên làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2021 đến nay, với tổng kinh phí trên 1,74 tỉ đồng.

Đánh giá xu hướng công nghệ sấy nông sản Hậu Giang

07:34 23/11/2024

(HGO) – Là chủ đề hội nghị vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; các viện, trường, doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng 30ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP

07:30 22/11/2024

(HG) - Là kết quả từ Dự án “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, do TS. Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh là tổ chức chủ trì.

Thành phố Vị Thanh 6 năm liên tiếp xếp hạng nhất thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ

08:31 21/11/2024

(HG) - Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức chấm điểm thi đua về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2024 đối với phòng kinh tế, phòng kinh tế và hạ tầng các huyện, thị, thành phố, đây là các đơn vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở các địa phương.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cho Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

21:51 03/12/2024

(HG) - Sáng ngày 3-12, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 12-2024.

Phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam

21:49 03/12/2024

(HG) - Ngày 3-12, Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển tỉnh đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Vị Thủy, tổ chức Lễ Mít-tinh - Diễu hành phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm 2024.

Khẩn trương giải ngân nguồn vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024

21:48 03/12/2024

(HG) - Chiều ngày 3-12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố cả nước về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tạm giữ trên 2.000 sản phẩm “túi mù” không có hóa đơn chứng từ

08:26 03/12/2024

(HG) - Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh hàng hóa tại khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở bày bán trên 2.000 sản phẩm “túi mù” các loại. Toàn bộ số hàng hóa là sản phẩm “túi mù” có nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn bằng tiếng Việt Nam và hàng hóa không thể hiện đơn vị chịu trách nhiệm đối với hàng hóa; đồng thời chủ cơ sở kinh doanh không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hậu Giang tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.