Thứ Tư, ngày 13/11/2024 | 09:33
Bài 1 Thiết thực Đề án Hậu Giang xanh.mp3
Với mục tiêu hướng đến xây dựng Hậu Giang ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh (Đề án) nhằm làm thay đổi nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để tạo nền tảng vững chắc cho tỉnh phát triển kinh tế xanh, là nơi đáng sống thì rất cần sự nỗ lực từ các ngành, các cấp, hội đoàn thể trong tuyên truyền, vận động và tích cực của Nhân dân tham gia chung tay thực hiện các mục tiêu Đề án.
Thông qua thực hiện Đề án Hậu Giang xanh đã góp phần cho cảnh quan môi trường ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.
Thời gian qua, thực hiện Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mục tiêu, nhiệm vụ mà Đề án đã đề ra, góp phần bảo vệ môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.
Tăng cường tổ chức thực hiện
Để thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các cơ sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể và các địa phương đã đưa ra nội dung chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vào quy chế, quy ước để bình xét tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu vực, ấp văn hóa. Tất cả 525 ấp, khu vực đã đưa nội dung về bảo vệ môi trường trong quy chế, quy ước cộng đồng và 75 xã, phường, thị trấn đã đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy chế, quy ước vào bình xét tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu vực, ấp văn hóa. Đồng thời, duy trì các cuộc thi mô hình có cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn, những trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện cải tiến, nâng cấp chuồng trại, ao nuôi, biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, kết quả nổi bật của Đề án là trong thời gian qua không có trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong quản lý chất rắn sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
Có được kết quả trên là nhờ trong suốt thời gian qua các cấp, các ngành, hội đoàn thể và người dân trên địa bàn tỉnh đã chung tay thực hiện bảo vệ môi trường. Bà Dương Thị Thùy Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phụng Hiệp, cho biết: Để thực hiện Đề án, các cấp hội trong huyện đã tăng cường tuyên truyền nội dung, mục tiêu của Đề án và vận động hội viên tích cực thực hiện. Theo đó, hội đã lồng ghép vào các chương trình, tổ chức thực hiện. Điển hình hiện nay trong phong trào học tập 8 tiêu chí Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” sâu rộng trên toàn huyện nhằm giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng nội dung cuộc vận động, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của chị em.
Trên cơ sở hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phụng Hiệp và tình hình thực tế của địa phương; rà soát, đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiêu chí “5 không, 3 sạch” để xác định tiêu chí cần ưu tiên, cần hỗ trợ đối với hội viên, phụ nữ, qua đó xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện ở đơn vị mình. Dự kiến đến cuối năm 2024, có 16.612 hộ hội viên phụ nữ đạt 8 tiêu chí gia đình “5 không, 3 sạch”, có 128/128 chi hội dự kiến giúp cho 512 hộ đạt mới.
Nhằm đưa cuộc vận động vào thực tiễn hoạt động của các cấp hội tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phụng Hiệp thực hiện mô hình xây dựng tổ, nhóm 5 không 3 sạch kiểu mẫu; ấp 5 không, 3 sạch kiểu mẫu, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong năm 2024, hội đã xây dựng được 6 ấp và 24 tổ đạt 5 không, 3 sạch kiểu mẫu, với 2.891 hộ hội viên, phụ nữ. Nâng tổng số đến nay toàn huyện Phụng Hiệp có 16 ấp và 168 tổ, nhóm “5 không, 3 sạch kiểu mẫu”, với 8.125 hộ tham gia hoạt động hiệu quả tại địa phương.
Ông Nguyễn Tấn Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết: Sau khi ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Đề án để thực hiện, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác kiểm soát ô nhiễm từ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Phối hợp cùng với Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của huyện chỉ đạo các xã, thị trấn và ban, ngành, đoàn thể thực hiện việc cải thiện cảnh quan môi trường, xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường ở địa phương. Qua 4 năm thực hiên Đề án đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là về thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn trên địa bàn huyện.
Nhiều kết quả nổi bật
Ông La Trọng Kỳ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cho biết: Việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án đã góp phần cho môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp. Các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, đến nay có khoảng 96,04% hộ dân được tiếp cận, đã thành lập đi vào hoạt động 434 tổ vệ sinh môi trường, đạt 82,67% trong tổng số ấp, khu vực.
Bên cạnh đó, tỉnh đã vận động hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không phù hợp với quy hoạch thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch với 3.107 hộ chăn nuôi gia súc và 474 hộ nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, các địa phương đã thực hiện che phủ cây xanh ở các tuyến đường giao thông tại đô thị, nông thôn, khu vực công cộng và khu dân cư đạt tỷ lệ chiều dài tuyến đường giao thông được trồng cây xanh ven đường 91,52% và tỷ lệ diện tích khu vực công viên được trồng cây xanh là 90,16%.
Theo bà Lê Thị Thùy Như, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành A, trên cơ sở mục tiêu Đề án, đến nay trên địa bàn huyện Châu Thành A có 100% hộ dân thực hiện việc phân loại rác tại nguồn đạt 100% chỉ tiêu Đề án đề ra. Tuy nhiên, người dân chỉ phân loại theo 2 nhóm là nhóm bán phế liệu và nhóm còn lại, chưa phân loại 3 nhóm như Luật Bảo vệ môi trường quy định. Còn đối với chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nông thôn, có 20.139 hộ thực hiện thu gom và xử lý, đạt 93% tỷ lệ hộ dân trên địa bàn.
Từ năm 2021 đến nay, huyện Châu Thành A đã thành lập và đi vào hoạt động 47/58 tổ vệ sinh môi trường, đạt 81% số tổ vệ sinh môt trường cần thành lập, đạt 100% chỉ tiêu Đề án. Tổng số hộ chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn huyện được rà soát năm 2021 là 2992 hộ, trong đó số hộ chăn nuôi không phù hợp là 257 hộ. Qua tuyên truyền vận động hộ dân đã nghỉ nuôi 206 hộ, giảm 80% số hộ nuôi không phù hợp, đạt 100% chỉ tiêu Đề án. Tổng số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là 218 hộ, trong đó không phù hợp quy hoạch (nuôi cá lồng bè trên sông, kênh, rạch) là 15 hộ. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tuyên truyền vận động người dân nghỉ nuôi 12 hộ, giảm 80% hộ chăn nuôi, đạt 100% chỉ tiêu Đề án.
Sau 4 năm thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, đến nay tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt 92,13%, trong đó ở đô thị 93,60% và ở nông thôn 91,53%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại hộ gia đình được thu gom, xử lý tập trung hoặc tự xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 91,43%, trong đó ở đô thị 92,21% và ở nông thôn 91,12%. Hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phù hợp quy hoạch thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó chăn nuôi gia súc, gia cầm là 97,71% và nuôi trồng thủy sản là 96,44%. Tỷ lệ thu gom, chuyển giao xử lý vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng qua các năm từ 7,39%-18,73%. |
T.XOÀN
Bài 2: Nhiều vấn đề còn nan giải
08:45 11/12/2024
(HG) - Năm 2024, huyện Vị Thủy đã có hơn 9.500 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, cấp Trung ương 37 hộ, cấp tỉnh 911 hộ, cấp huyện hơn 2.400 hộ, cấp cơ sở gần 6.300 hộ. Từ phong trào này đã xây dựng được 368 mô hình có thu nhập
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
08:41 11/12/2024
(HG) - Trong tháng 11, sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 645.037 tấn, so với thực hiện tháng trước bằng 104,07% và so với cùng kỳ năm trước bằng 136,73%; vận chuyển hành khách 2.663.684 lượt hành khách, so với tháng trước bằng 102,26% và so với cùng kỳ năm trước bằng 111,65%. Lũy kế từ đầu năm đến nay, sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt 5.279,986 tấn hàng hóa các loại, so với cùng kỳ năm trước bằng 109,61%; vận chuyển hành khách 24.419.015 lượt hành khách, so với cùng kỳ năm trước bằng 100,69%.
07:44 11/12/2024
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp cùng với người dân trong tỉnh triển khai thực hiện được khoảng 15.666ha vùng lúa chất lượng cao theo quy trình Đề án đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của tỉnh là đến cuối năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao thì từ vụ Đông xuân 2024-2025 đang canh tác và 2 vụ lúa còn lại của năm 2025 là Hè thu và Thu đông, ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh cần tiếp tục triển khai thêm ít nhất 12.334ha.
16:52 10/12/2024
(HGO) - Sáng ngày 10-12, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh đã kiểm tra thực tế tại nút giao IC2 (địa phận thành phố Cần Thơ), Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Về phía lãnh đạo tỉnh Hậu Giang có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
08:14 10/12/2024
(HG) - Tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước thực hiện năm 2024 là 13.176ha, đạt 114,57% kế hoạch và bằng 107,63% so cùng kỳ.
08:12 10/12/2024
(HG) - UBND tỉnh cho biết, năm 2024 về thu hút đầu tư trong nước, từ đầu năm đến nay, cấp mới 5 chủ trương đầu tư ngoài khu công nghiệp với số vốn 1.063 tỉ đồng;
08:01 10/12/2024
(HG) - Tại huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Hậu Giang nông dân vẫn đang tiếp tục thu hoạch mía bán chục (mía ép lấy nước giải khát).
07:49 10/12/2024
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực vượt qua, tạo việc làm ổn định, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.
09:22 11/12/2024
Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
08:43 11/12/2024
(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.