Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 | 06:56
ĐBSCL tìm “cú hích” phát triển từ đầu tư công (2).mp3
Trước những thách thức ngày càng rõ nét của ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt nhịp, vừa thích ứng linh hoạt, vừa kiến tạo giá trị mới với tầm nhìn dài hạn, góp phần mở ra lối đi mới cho vùng đất giàu tiềm năng nhưng nhiều vòng xoáy.
Người lao động làm việc tại Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang.
Chủ động thích ứng
Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL năm 2024 nhấn mạnh toàn vùng đang đối mặt với những thách thức lớn. Đó là hạ tầng giao thông và logistics chưa đồng bộ, nguồn vốn đầu tư dài hạn còn hạn chế, nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng nhu cầu và đặc biệt là rủi ro ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. Những yếu tố này không chỉ tác động đến nền kinh tế của vùng, mà còn đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trước những thách thức này, ông Trần Chí Nguyện, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), cho biết đơn vị chủ động thích ứng bằng cách tái cấu trúc chiến lược phát triển.
“Chúng tôi tập trung đầu tư vào công nghệ, phát triển các dòng sản phẩm phân bón thông minh, hữu cơ, thân thiện với môi trường. Đồng thời, triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân canh tác bền vững, tối ưu năng suất và nâng cao chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến khâu tư vấn, chăm sóc khách hàng”, ông Trần Chí Nguyện chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyện, với vai trò là doanh nghiệp đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp và nông dân, đơn vị ủng hộ việc cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào hạ tầng giao thông, logistics và cảng biển giúp giảm chi phí vận chuyển, nâng cao năng lực xuất khẩu cho nông sản ĐBSCL. Triển khai các chính sách tín dụng xanh và gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân cùng đầu tư vào sản xuất hiện đại.
“Thúc đẩy mô hình hợp tác công - tư trong lĩnh vực logistics nông sản và nghiên cứu giống cây trồng, giúp doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ quản trị cấp trung có chuyên môn sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của ngành”, ông Nguyện chia sẻ thêm.
Cần “cú hích” từ logistics và công nghệ số
Tại Hậu Giang, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics được thành lập năm 2019 hoạt động lĩnh vực Trung tâm logistics Nông sản xuất khẩu của Hậu Giang mang đến những “Giải pháp phát triển nông sản Việt” theo mô hình “Một điểm đến - đa dịch vụ”. Đơn vị có dịch vụ chiếu xạ công nghệ châu Âu có thể xử lý nhanh chóng tất cả các mặt hàng như nông sản tươi xuất chính ngạch, thủy hải sản, khô cá,... với công suất 1.000 tấn/ngày đêm; dịch vụ bảo quản với hệ thống kho lạnh, kho mát; dịch vụ sơ chế đóng gói, cấp đông nhanh nông sản và các dịch vụ phụ trợ khác như vận chuyển đa phương thức, kiểm dịch thực vật… đảm bảo cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Ông Phạm Tiến Hoài, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Tập đoàn Tiến Thịnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, xuất nhập khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng của ĐBSCL. Đây là vùng có thặng dư thương mại cao, chiếm 46% tổng thặng dư thương mại của cả nước. Xuất khẩu nông nghiệp ở ĐBSCL đang tăng trưởng tốt. Doanh nghiệp gắn bó với vùng ĐBSCL, phát huy thế mạnh nguồn nguyên liệu, con người, điều kiện đất đai của tỉnh.
“Chúng tôi mạnh dạn tham gia lĩnh vực logistics, xuất khẩu sản phẩm trái cây cho thị trường tiêu dùng chất lượng cao của tỉnh Hậu Giang. Tôi khẳng định rằng đầu tư tại ĐBSCL dựa trên lợi thế và tiềm năng vùng đã và đang mang lại giá trị tốt cho tăng trưởng kinh tế và đóng góp phúc lợi xã hội. Chúng tôi đang từng bước tạo dựng được hệ sinh thái kinh doanh mở rộng hơn nữa”, ông Phạm Tiến Hoài cho hay.
Ông Phạm Tiến Hoài cho rằng, các nguồn lực cho vùng kinh tế ĐBSCL nếu tiếp tục được cải thiện thì các doanh nghiệp trong vùng sẽ lớn mạnh, tạo ra nhiều đóng góp hơn cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ông Hoài cũng cho hay, ông rất đồng thuận với đề xuất doanh nghiệp kinh doanh logistics và xuất khẩu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và nền tảng số vào quy hoạch, giám sát và vận hành các dự án đầu tư sẽ giúp tăng cường tính minh bạch, cải thiện năng suất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện. Hoàn thành nhanh chóng các công trình kết nối giao thông, luân chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp tham gia đầu tư tại ĐBSCL.
“Ngành chế biến chế tạo tại ĐBSCL chỉ chiếm 14% tổng vốn đầu tư tư nhân, thấp hơn mức trung bình cả nước (19%). Hiện nay, ĐBSCL vẫn chưa có đủ các chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ cho các thế mạnh kinh tế của vùng. Do đó, kiến nghị về cơ chế chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng của báo cáo rất phù hợp để có thể đẩy mạnh một nền nông nghiệp xanh gắn với công nghiệp chế biến hiện đại. Từ đó, phát triển khu công nghiệp chuyên biệt gắn với thế mạnh của từng tỉnh như chế biến nông sản, năng lượng tái tạo và logistics cho vùng ĐBSCL”, ông Phạm Tiến Hoài nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, về cải thiện môi trường đầu tư, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính giúp cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh. Giảm lãng phí thông qua cải cách thể chế đang là một trong những đổi mới rất quyết liệt hiện nay của Việt Nam nên ông Hoài tin tưởng rằng ĐBSCL sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ để theo kịp các vùng kinh tế năng động.
Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2024 chỉ ra rằng, ĐBSCL đang đối diện với ít nhất ba vòng xoáy đi xuống, bao gồm “vòng xoáy ngân sách”, “vòng xoáy lao động” và “vòng xoáy cấu trúc kinh tế”. Hai vòng xoáy về ngân sách (đầu tư) và lao động gắn kết chặt chẽ với vòng xoáy thứ ba về “cơ cấu kinh tế”. Báo cáo cũng khẳng định cần phát huy những lợi thế mang tính chủ động để ĐBSCL tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Ông Phạm Tiến Hoài nhấn mạnh sẽ tiếp tục đổi mới mô hình kinh doanh, đồng thời, với vai trò Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp địa phương, ông sẽ tích cực kiến nghị chính sách, hỗ trợ hội viên tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường để phát triển vùng ĐBSCL. Đồng thời, mong muốn tiếp tục có những nghiên cứu chất lượng cao và doanh nghiệp cũng sẵn sàng đồng hành vì sự nghiệp chung phát triển kinh tế.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào phát triển cũng là cách nhiều doanh nghiệp đang thực hiện để bắt nhịp xu thế phát triển mới. Ông Võ Hoàng Anh, Phó Giám đốc Viettel Hậu Giang cho biết, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xu hướng chuyển đổi số đang trở thành trụ cột phát triển của mỗi địa phương. Hậu Giang đã có những bước đi phù hợp khi tập trung phát triển hạ tầng số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đã mở ra cơ hội lớn để Hậu Giang nhanh chóng bắt kịp xu hướng này.
Theo ông Hoàng Anh, một trong những bước đi quan trọng của Hậu Giang là việc thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Với diện tích 28,5ha, khu công nghệ số sẽ là nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, phát triển sản phẩm số và hỗ trợ chuyển đổi số cho toàn tỉnh. Theo ước tính, khu công nghệ số sẽ thu hút trên 100 doanh nghiệp công nghệ cao hoạt động tại đây, tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động chất lượng cao. Đây là một bước đi chiến lược, giúp Hậu Giang trở thành trung tâm công nghệ mới của khu vực.
“Với vai trò là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, Viettel cam kết đồng hành cùng tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: Cung cấp hạ tầng viễn thông hiện đại, đặc biệt là 5G và điện toán đám mây phục vụ kinh tế số. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, giúp tối ưu hóa vận hành, nâng cao năng suất. Đồng hành cùng tỉnh xây dựng chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số”, ông Võ Hoàng Anh nhấn mạnh.
Sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu đang tạo ra những chuyển động tích cực cho vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng phát triển bền vững, gỡ các nút thắt về hạ tầng, vốn, nguồn nhân lực và thể chế, “dọn đường” cho doanh nghiệp trong vùng đi xa thì còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, cơ hội vẫn được nhìn thấy, nếu biết nắm bắt kịp thời, ĐBSCL hoàn toàn có thể chuyển mình mạnh mẽ, vươn lên xứng tầm với tiềm năng vốn có.
Tính đến tháng 3-2025, về thu hút đầu tư trong nước, hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 317 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư 193.204 tỉ đồng, trong đó có 251 dự án ngoài khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn 41.230 tỉ đồng và 63 dự án trong khu công nghiệp với tổng số vốn 151.684 tỉ đồng, 3 dự án trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang với tổng số vốn 290 tỉ đồng. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), toàn tỉnh có 25 dự án FDI (trong khu công nghiệp là 5 dự án, ngoài khu công nghiệp 20 dự án) đang hoạt động, với tổng số vốn đăng ký 731 triệu USD. |
MỘNG TOÀN
----------------------
Bài 3: Khi chính sách trở thành đòn bẩy phát triển vùng
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
15:36 09/05/2025
(HGO) - Sáng ngày 9-5, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, tiếp và làm việc với Tổng công ty Điện lực miền Nam về công tác cung cấp điện năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
14:24 09/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam; Trái bưởi tươi Việt Nam vào thị trường Australia; Giá vàng chưa dừng đà giảm.
07:43 09/05/2025
Qua 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tuy đạt được nhiều kết quả khởi sắc, nhưng vẫn còn không ít những trăn trở được đặt ra, từ đó đòi hỏi các sở, ngành và địa phương trong tỉnh cần nỗ lực quyết tâm hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
07:42 09/05/2025
Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước cơ hội phát triển lớn như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Giải quyết được 5 phương thức giao thông (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt) thì ĐBSCL thoát nghèo. Chúng ta phải quyết tâm làm, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành”.
11:25 08/05/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Quy định mới phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng; Chỉ 30% nhân lực thương mại điện tử được đào tạo bài bản; Giá xăng hôm nay có thể tiếp tục giảm hơn 500 đồng/lít.
08:42 08/05/2025
(HG) - Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 của tỉnh ước thực hiện trong tháng 4 được 3.945,93 tỉ đồng, tăng 9,77% so với tháng trước và tăng 10,69% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng thực hiện được 13.806 tỉ đồng, tăng 10,72% so với cùng kỳ, đạt 26,67% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá hiện hành ước thực hiện được 7.421 tỉ đồng, tăng 10,16% so với tháng trước và tăng 12,61% so với cùng kỳ, lũy kế 4 tháng qua thực hiện được 25.757 tỉ đồng, tăng 14,43% so với cùng kỳ, đạt 26,83% kế hoạch.
05:32 08/05/2025
(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc
05:31 08/05/2025
(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.
05:24 08/05/2025
Bài 1: Phá thế “vùng trũng giao thông”
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
17:30 09/05/2025
Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,
16:49 09/05/2025
Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
16:41 09/05/2025
(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.