Thứ Ba, ngày 25/02/2025 | 08:36
Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại địa phương.
Nông sản của tỉnh đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn phân phối trong nước và xuất khẩu. Ảnh: MỘNG TOÀN
Mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn
Bà Huỳnh Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty Liên doanh Bột quốc tế Intermix (doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các loại bột trộn sẵn), chia sẻ: “Tại Hậu Giang, công ty chúng tôi hiện có nhà máy bột gạo, nhà máy bột trộn và xưởng sản xuất mì. Nguyện vọng của doanh nghiệp là muốn gắn bó với tỉnh. Chúng tôi mong muốn biết rõ hơn những hỗ trợ và ưu đãi của tỉnh dành cho doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp là Bột bánh xèo Hương Xưa. Chúng tôi mong muốn tỉnh hỗ trợ tuyên truyền giúp doanh nghiệp”.
Còn bà Lý Kim Chi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, vị trí và chính sách kêu gọi đầu tư của Hậu Giang rất thuận lợi cho doanh nghiệp.
“Với kinh nghiệm từng làm nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cả nước, tôi đang phụ trách 1.000 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh về chế biến lương thực, thực phẩm và còn chuyên sâu về mảng này. Chúng tôi xin phép đăng ký với tỉnh sẽ là một trong những nhà đầu tư tham gia ngay từ khi quy hoạch và tài trợ đầu tư vào 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Đông Phú 2 và khu công nghiệp Sông Hậu 2”, bà Lý Kim Chi bày tỏ.
Cũng theo bà Lý Kim Chi, sự kết nối của các địa phương và các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chưa nhiều. Tại Hậu Giang trước đây, giao thông chưa thuận lợi như hiện tại, tuy nhiên thời gian tới, với lợi thế về các tuyến đường thì Hậu Giang có nhiều lợi thế để phát triển logistics. Đây là một hướng phát triển trong thời gian tới, bởi chi phí logistics hiện tác động lớn đến giá hàng hóa, khi phát triển tại chỗ sẽ tăng sức cạnh tranh hơn.
“Doanh nghiệp chế biến phải hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đề xuất tỉnh có thống kê rõ ràng về số lượng hàng hóa, nguyên liệu để chúng tôi công bố đến các doanh nghiệp cần thiết. Chúng ta nên có số liệu nguyên liệu, vùng trồng... để chúng tôi tích hợp, phát triển thuận lợi hơn”, bà Lý Kim Chi bày tỏ.
Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 132 mã số vùng trồng đã được cấp mã số (bao gồm 117 mã số duy trì và 15 mã số cấp mới trong năm 2024) và có 9 mã số đóng gói/8 cơ sở (có 1 cơ sở cấp mới). Qua triển khai thực hiện sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, đến nay tình hình sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đã dần đi vào nề nếp, giá bán sản phẩm chuỗi nông sản cao hơn so với giá thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chuỗi, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn được mở rộng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Chuỗi cá thát lát tiêu thụ tại thị trường thành phố Hà Nội với tổng sản lượng trên 10 tấn/tháng; chuỗi trà mãng cầu với tổng sản lượng cung cấp 700kg trà mãng cầu/tháng cung ứng thực phẩm cho thành phố Hà Nội; khoảng 1,5 tấn/tháng rau ăn lá sản xuất theo chuỗi đã tiêu thụ được tại các siêu thị và cửa hàng Bách hóa xanh; sản phẩm chuỗi chanh không hạt tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang thị trường Hà Lan; chuỗi lươn tiêu thụ tại các tỉnh trong nước và xuất khẩu. Toàn tỉnh cũng có 19 chuỗi được cấp xác nhận sản phẩm an toàn gồm sản phẩm cam xoàn, sản phẩm cá thát lát, lúa gạo, rau ăn lá, trà mãng cầu, chanh không hạt, lươn và chuỗi mít.
Phát triển vùng nguyên liệu
Ông Võ Hoàng Anh, Giám đốc Phát triển hàng nhãn riêng, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho hay, vai trò của đơn vị là phân phối hàng hóa tiêu dùng, kết nối các doanh nghiệp. Bên cạnh nhập hàng hóa của các nhà cung cấp vào phân phối trong thị trường bán lẻ Việt Nam và phân phối ra nước ngoài thì Saigon Co.op cũng có chiến lược phát triển các sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu Co.op với mục đích tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, hỗ trợ phát triển các sản phẩm của Việt Nam, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, ở Hậu Giang cũng đã có những sản phẩm đang tham gia vùng nguyên liệu của Saigon Co.op thông qua các doanh nghiệp như chanh, cá thát lát...
“Đến Hậu Giang, chúng tôi mong muốn tìm kiếm, phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm khóm Cầu Đúc để phân phối xuất khẩu. Chúng tôi hướng đến phát triển bền vững, sản phẩm nông nghiệp chuẩn GlobalGAP. Với khóm, chúng tôi hướng đến chọn những vùng phù hợp, hợp tác với doanh nghiệp, HTX để sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng cao, không phải chỉ đưa hàng vào siêu thị mà còn tham gia vào phát triển hàng hóa, phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhãn hiệu, tổ chức phân phối trong nước cũng như xuất khẩu”, ông Võ Hoàng Anh thông tin.
Cũng mong muốn phát triển vùng nguyên liệu chất lượng tại Hậu Giang, ông Vũ Dương Quân, Trưởng Ban quản lý hệ thống bán lẻ, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (SATRA) cho biết, đơn vị hoạt động đa ngành nghề, trong đó có thương mại, dịch vụ, sản xuất chế biến và chợ đầu mối. Đối với sản phẩm về chợ đầu mối Bình Điền, các mặt hàng của Hậu Giang rất được người dân thành phố ưa chuộng, tập trung là mặt hàng chanh không hạt. Chanh không hạt về chợ đầu mối Bình Điền chiếm trên 60% lượng chanh về chợ, chất lượng chanh rất tốt. Khóm của Hậu Giang là một trong những sản phẩm rất đặc biệt, rất ngọt và khi ăn nước không tứa ra.
“Chúng tôi cũng lấy hàng qua các HTX đưa về cho SATRA Cần Thơ phân phối về Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện sản lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khi bán số lượng nhưng chưa dán tem nhãn vào để có chỉ dẫn địa lý nhằm tạo sự khác biệt. Hiện nay, chắc chắn có nhiều người dân thành phố nếu không được chia sẻ cụ thể thì khó biết được đặc điểm riêng của khóm Cầu Đúc. Do vậy, chúng tôi mong muốn mình có những chỉ dẫn để phát triển sản phẩm”, ông Vũ Dương Quân chia sẻ.
Ông Quân cũng thông tin thêm, đối với các sản phẩm OCOP, SATRA có làm việc với Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, 2 đơn vị dự kiến có kế hoạch tổ chức tuần lễ OCOP. SATRA mong muốn mời Hậu Giang có các sản phẩm OCOP tham gia vào tuần lễ này. Dự kiến vào tháng 8-2025 sẽ tổ chức tại các siêu thị, trung tâm thương mại của SATRA. Như vậy sẽ tạo mọi điều kiện để cho các doanh nghiệp có sản phẩm OCOP và Hậu Giang tham gia vào tuần lễ này để giới thiệu đến người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến cuối năm 2024, diện tích trồng khóm Cầu Đúc của thành phố Vị Thanh được 2.475ha, năng suất đạt 16,7 tấn/ha. Giá khóm tại rẫy từ 7.500-14.000 đồng/trái loại 1. Có nhiều diện tích được người dân trồng theo chuẩn GAP. Bên cạnh đó, các HTX và người dân còn chế biến các sản phẩm từ khóm và đã được chứng nhận OCOP. Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Vị Thanh cho biết, thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ quy mô đến hình thức nuôi cho phù hợp, tạo chuyển biến về năng suất, chất lượng, bền vững an toàn thực phẩm và hiệu quả. Quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh cây lúa, cây khóm, nuôi cá… phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và tình hình sản xuất trên địa bàn. Tập trung khai thác tốt tiềm năng nông nghiệp, đặc biệt chú trọng chất lượng theo hướng GAP, gắn sản xuất với tiêu thụ để tạo sự ổn định cho nông dân. Tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh vùng sản xuất chuyên canh; phát triển diện tích nuôi thủy sản theo quy hoạch, chú ý các đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện. Tập trung phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của thành phố; đặc biệt là các sản phẩm OCOP được tỉnh Hậu Giang công nhận, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Phát triển công nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, khai thác triệt để các lợi thế có sẵn tham gia vào mạng lưới sản xuất, nhất là các sản phẩm nông nghiệp như khóm, lúa, thủy sản… là nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến phát triển cũng như hợp tác cung ứng sản phẩm cho nhà phân phối, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 17.000 doanh nghiệp, hội viên. Hiệp hội chú trọng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ hội viên tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường. Trong những năm gần đây, Hiệp hội đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững. Hiệp hội là nơi cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển thị trường trong và ngoài nước, đồng thời Hiệp hội cũng là nơi để hội viên liên kết hợp tác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau cùng thành phố phát triển bền vững. |
HOÀI THU - MỘNG TOÀN
Bài 3: Hậu Giang có dư địa phát triển rất lớn
08:38 25/02/2025
(HG) - Nhiều hộ chuyên sản xuất và cung ứng lươn giống trên địa bàn tỉnh cho biết, thông thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lươn giống mẹ ít sinh sản nên nguồn cung lươn con giống cho thị trường bị thiếu hụt đáng kể, từ đó mà giá bán lươn giống luôn ở mức cao.
08:37 25/02/2025
Để giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân, thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đưa nước sạch về vùng nông thôn.
07:47 25/02/2025
Hậu Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL đang vào cao điểm mùa khô nên tình hình xâm nhập mặn ngày càng gay gắt. Trước tình hình này, các địa phương đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ứng phó.
16:15 24/02/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá sầu riêng chỉ còn vài chục nghìn đồng/kg; Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online thêm 3 tháng; Giá vàng trong nước chiều nay biến động nhẹ.
08:27 24/02/2025
(HG) - Theo chia sẻ của nhiều nông dân đang canh tác lúa Đông xuân 2024-2025 trên địa bàn tỉnh, hiện giá thuê thiết bị bay để phun thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng ở mức từ 14.000-16.000 đồng/công (một công 1.000m2)
08:26 24/02/2025
(HG) - Theo Cục Thuế Hậu Giang, trong năm 2024, Cục Thuế đã xử lý các khoản nợ thuế tiền sử dụng đất và tiền thuê đất qua kiến nghị của người nộp thuế, với 3 hồ sơ là doanh nghiệp tổng số tiền nợ điều chỉnh giảm là 87,1 tỉ đồng.
08:00 24/02/2025
Dư địa lớn, thông điệp rõ ràng cùng chính sách thu hút đầu tư bài bản đã từng bước giúp Hậu Giang khẳng định vị thế trong dòng chảy kinh tế.
09:13 23/02/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Mạnh tay chống thất thu thuế thương mại điện tử; Giá cà phê trong nước tăng mạnh; Những khoản phụ cấp, trợ cấp được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025.
16:21 21/02/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: "Vàng đen" của Tây Nguyên giá cao nhất gần 10 năm; Giá dừa tăng mạnh; Giá cà phê có thể giảm tới 30% trong năm 2025.
08:05 21/02/2025
(HG) - UBND tỉnh cho biết, về tình hình thi công Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 đến hết tháng 1-2025, khối lượng thực hiện được khoảng 1.866/5.421 tỉ đồng, đạt 34,4% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 3% so với kế hoạch.
11:51 25/02/2025
(HGO) – Ngày 25-2, Công an tỉnh thông tin, thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Công an tỉnh sẽ tiếp nhận 4 nhiệm vụ quản lý nhà nước từ các sở thuộc tỉnh và thành phố Cần Thơ.
08:43 25/02/2025
(HG) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Tại điểm cầu tỉnh Hậu Giang, dự có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.
08:37 25/02/2025
Để giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân, thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đưa nước sạch về vùng nông thôn.
08:36 25/02/2025
Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại địa phương.